Sữa phân phối Việt nam
Thương hiệu

TIN KHUYẾN MẠI HOT

Sữa phân phối Việt nam

Hiện nay phương pháp nuôi trẻ sơ sinh phổ biến nhất chính là kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài; giúp cung cấp đủ lượng sữa cho sự phát triển của trẻ.

Khi sữa mẹ không đủ, mẹ phải đi làm hoặc vì lý do khác không thể cho bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ; áp dụng phương pháp nuôi con kết hợp sữa mẹ với các loại sữa bột hoặc sữa động vật khác là phương pháp hữu hiệu nhất.Tuy phương pháp này không tốt bằng nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nhưng có thể giúp mẹ kích thích tuyến sữa ở mức độ nhất định, giúp duy trì nguồn sữa mẹ; đồng thời mỗi ngày trẻ vẫn được bú mẹ 2~3 lần, rất tốt cho sự phát triển của trẻ.

Lượng sữa ngoài bổ sung mỗi lần nên dựa vào lượng sữa mẹ thiếu hụt, cho trẻ bú ngay sau khi trẻ bú mẹ; có thể cho trẻ bú thành 1 hay nhiều lần. Nhưng mẹ nên lưu ý, phải kiên trì cho bé bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đợi, không vì lượng sữa mẹ không đủ mà cho bé bú hoàn toàn bằng sữa ngoài.

Có 2 cách cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài:

1. Mỗi ngày sau khi cho trẻ bú mẹ, cho bé bú bổ sung 1 lượng sữa bò hoặc sữa bột nhất định. Thích hợp cho bé dưới 6 tháng tuổi, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé đồng thời vẫn kích thích tuyến sữa của mẹ.

2. Thay đổi luân phiên 1 lần bú mẹ 1 lần bú sữa bò, sữa bột hoặc thực phẩm bổ sung. Cách này thích hợp cho bé sau 6 tháng, giúp giảm lượng sữa mẹ, dần dần thay thế sữa bò, cháo loãng,…giúp trẻ thích nghi với việc cai sữa sau này.

TRẺ BÚ SỮA MẸ KẾT HỢP SỮA NGOÀI CÓ CẦN UỐNG THÊM NƯỚC KHÔNG

Nhiều mẹ sau khi biết đến phương pháp nuôi trẻ kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài đã thắc mắc, vậy khi nuôi con bằng phương pháp này có cần cho bé uống thêm nước không?

Nếu trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ, thông thường trong 1-2 tháng đầu đời không cần bổ sung thêm nước, ngay cả khi thời tiết rất nóng. Bởi vì sữa mẹ 80% là nước, đặc biệt là sữa non (sữa đầu). Tuy nhiên, trẻ bú mẹ kết hợp sữa ngoài do sữa công thức có tỷ lệ pha cố định, do đó giữa 2 cử bú mẹ nên cho bé bổ sung 1 ít nước, khoảng 10 ml. . Nếu em bé không chịu uống nước thì mẹ không nên ép bé, dễ dẫn đến kích thích không tốt,  bé không chịu uống nước sau này.

KẾT HỢP SỮA MẸ VÀ SỮA NGOÀI NHƯ THẾ NÀO THÍCH HỢP NHẤT

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, trẻ dưới 6 tháng tuổi tốt nhất nên bú sữa mẹ.

Mẹ nên bổ sung lượng sữa bột thích hợp cho bé, nếu bé đã bú hết 2 bên ngực nhưng vẫn còn quấy khóc, lúc đó mẹ mới bổ sung sữa bột cho bé. Bắt đầu từ nửa muỗng sữa bột lên 1 muỗng, từ đó biết được lượng sữa mẹ thiếu hụt để bổ sung cho bé.

Tăng lượng dần dần. Dựa theo quá trình tăng trưởng của bé, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng ngày càng tăng, mẹ nên tăng dần lượng sữa bổ sung cho bé. Tuy nhiên lượng sữa mẹ cũng sẽ tăng theo sự lớn lên của bé, mẹ nên xem xét để bổ sung lượng sữa ngoài thích hợp.

Có thể cho trẻ bú nhiều hơn trước khi ngủ. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ có lợi cho giấc ngủ của bé.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi khi áp dụng phương pháp kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài, nếu sữa mẹ đã đủ, nên từ từ giảm lượng sữa ngoài.

LỢI ÍCH CHO BÉ BÚ SỮA MẸ KẾT HỢP SỮA NGOÀI

Mỗi sự việc đều có 2 mặt. Mặc dù cho bé bú kết hợp sữa mẹ và sữa ngoài là phương pháp nuôi con phổ biến, có nhiều ưu điểm nhưng đồng thời cũng có một số hạn chế. Các mẹ nên chú ý!

Khi áp dụng phương pháp này nên để bé bú sữa mẹ càng nhiều càng tốt, nếu lượng sữa mẹ không đủ, đảm bảo cung cấp bổ sung đủ sữa cho bé đáp ứng như cầu phát triển, không ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của bé. Bé bú sữa mẹ rất có lợi cho bé, chẳng hạn như tăng sức đề kháng, giảm dị ứng, và gắn kết tình mẹ con.

So với phương pháp cho bé bú hoàn toàn bằng sữa công thức, phương pháp này đảm bảo bé vẫn bú mẹ, giúp kích thích tuyến sữa giúp mẹ duy trì lượng sữa nhất định. Một số mẹ sau khi áp dụng phương pháp này đã có đủ sữa để nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Tất nhiên, trong một số trường hợp, cho bé bú bằng phương pháp này sẽ dẫn đến việc trẻ uống sữa công thức quá sớm, dẫn đến trẻ khó chấp nhận bú mẹ.

PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ BÚ MẸ KẾT HỢP SỮA NGOÀI

Một số lời khuyên và phương pháp mà mẹ có thể sử dụng để tham khảo, nắm vững kỹ năng cần thiết có thể cải thiện hiệu quả của việc cho bé bú. Phương pháp cụ thể như sau:

1. Khi mới tập bé bú bình, trong vòng 24 giờ không cho bé bú mẹ, vắt sữa mẹ vào bình cho bé. Trước khi cho bé bú bình 2-3 tiếng không cho bé ăn uống bất cứ thứ gì, đợi bé cảm thấy đói rồi cho bé bú.

2. Thử dùng nhiều loại bình và núm vú giả, núm vú càng mềm càng tốt, dùng bình ốm dài, phù hợp với nhiều kích thức núm vú giả.

3. Nếu có thể, những lần đầu cho bé bú bình mẹ nên vắt sữa mẹ cho bé bú, vì bé đã quen với sữa mẹ, sau khi bé đã quen thì chuyển sang uống sữa ngoài.

4. Sử dụng một cây kim vô trùng để chọc một lỗ lớn trên núm vú để đảm bảo rằng tốc độ dòng chảy lớn hơn lưu lượng sữa mẹ. Đối với những trẻ khóc khi bú bình, biện pháp này có hiệu quả vì nó cho bé cảm giác sữa chảy ra êm hơn.

5. Sữa trong chai phải được hâm nóng. Nhiều trẻ sơ sinh thích bú bình nhiệt độ cao hơn bình thường, nhưng tất nhiên là không quá nóng làm bé phỏng.

6. Cho bé bú ở tư thế ngồi trên đùi mẹ để tránh bé bị nghẹt thở hoặc hoảng loạn trẻ bú mà sữa chảy quá nhiều. Đừng để em bé bú ở tư thế nằm trong vòng tay mẹ như khi cho bú mẹvì tư thế này không thích hợp cho bú bình, làm bé không thoải mái.

7. Chuyển hướng sự chú ý của bé bằng tiếng đồ chơi hoặc TV để bé không nhận ra bé đang bú núm vú giả.

8. Hãy kiên nhẫn. Nếu bé có dấu hiệu bị ngạt, ngay lập tức giữ lưng bé thẳng, nhưng đảm bảo bé vẫn ngậm núm vú giả.

9. Hãy kiên trì. Hầu hết trẻ sẽ chấp nhận bú bình trong vòng 24 giờ.

TRẺ BÚ MẸ KẾT HỢP BÚ NGOÀI ĐI NGOÀI NHƯ THẾ NÀO

Trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ và trẻ bú kết hợp sẽ đi ngoài phân không giống nhau, nhưng mẹ không nên quá lo lắng khi bé đi ngoài phân thường xuyên thay đổi. Bé đi ngoài phân sẽ phản ánh tình trạng sức khỏe của trẻ, mẹ nên chú ý theo dõi để thay đổi chế độ dinh dưỡng thích hợp.

Trẻ bú mẹ kết hợp sữa bò phân màu hơi vàng, mềm. Khi trẻ bắt đầu ăn dặm ngũ cố, trứng, thịt, rau củ,…phân trẻ bắt đầu giống người trưởng thành, mỗi ngày đi ngoài 1 lần. Nếu trường hợp không có thay đổi lượng và thành phần bữa ăn nhưng trẻ đi ngoài nhiều hơn và lỏng hơn, có nghĩa trẻ đang gặp vấn đề tiêu hóa.

1. Phân có bọt

Các loại thực phẩm giàu tinh bột hoặc carbohydrate quá mức có thể làm tăng quá trình lên men của thức ăn trong ruột và tạo ra phân có màu nâu đậm với bọt.

2. Phân có mùi khó chịu

Khi trẻ ăn thực phẩm quá nhiều protein, các protein này có thể trung hòa axit dạ dày trong dạ dày, làm giảm độ axit của dạ dày, khi đó protein không thể tiêu hóa và hấp thụ, cộng với sự dị hóa của vi khuẩn trong khoang ruột; làm phân của bé thường có mùi khó chịu.

3. Phân phát sáng

Khi trẻ ăn quá nhiều chất béo, axit béo quá mức trong ruột sẽ kích thích niêm mạc ruột, làm tăng nhu động ruột, dẫn đến phân lỏng màu vàng nhạt và nhiều phân hơn, và đôi khi phân sẽ phát sáng.

4. Phân xanh

Nếu trẻ đi phân ít và, màu xanh lá cây và nhớt hơn, đó là dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng gây tiêu chảy. Ngoài ra, một số trẻ nuôi bằng phương pháp kết hợp sữa mẹ và sữa bột đi ngoài ra phân màu xanh đậm, do công thức trong sữa công thức được thêm vào một lượng sắt nhất định, sắt này qua đường tiêu hóa và sau khi tiếp xúc với không khí, nó xuất hiện dưới dạng màu xanh đậm.

5. Phân trắng xám

Bệnh nhân bị tắc mật do các nguyên nhân khác nhau sẽ đi phân màu trắng xám. Y học gọi là phân màu đất sét. Ngoài ra, nếu hấp thụ quá nhiều sữa hoặc quá ít đường, các axit béo kết hợp kết hợp với canxi và magiê trong thực phẩm hình thành hiện tượng xà phòng hóa, làm phân cũng có thể xuất hiện màu xám trắng, cứng và kèm theo mùi.

NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Ngoài  hiểu về phương pháp và kỹ thuật cho bé bú sữa mẹ kết hợp sữa ngoài, mẹ cũng cần biết thêm một số biện pháp phòng tránh có vấn đề xảy ra:

1. Không trộn sữa mẹ và sữa ngoài cùng cho bé bú

Mỗi cử bú chỉ bú 1 loại sữa, không nên vì sữa mẹ không đủ bé bú chưa no mà ngay lập tức cho bé bú thêm sữa ngoài, sẽ làm bé khó tiêu hóa, hoặc bé quá no sẽ từ chối bú bình sau này. Sau mỗi cử bú nếu bé bú không no có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 cử bú ngắn hơn. Nếu cử trước bé bú mẹ cạn sữa thì cử sau có thể cho bé bú sữa ngoài, nếu cử trước trẻ bú chưa hết sữa mẹ thì cử sau nên cho trẻ bú tiếp sữa mẹ. Vì sữa mẹ nếu không bú cạn thì tuyến sữa không được kích thích, sữa tiết ra sẽ càng ngày càng ít.

2. Kiên trì cho bé bú mẹ

Cho bé bú mẹ kết hợp sữa ngoài dễ dẫn đến mẹ cho bé hoàn toàn bằng sữa ngoài. Nuôi con bằng sữa mẹ không chỉ tốt cho các bà mẹ và trẻ sơ sinh mà còn có những lợi ích to lớn gắn kết tình mẫu tử. Hơn nữa, một số sữa mẹ có sữa hơi chậm, nhưng cơ thể sau sinh sẽ từ từ phục hồi,  lượng sữa sẽ  tăng lên từ từ. Nếu mẹ cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa ngoài thì tuyến sữa sẽ tắc hoàn toàn, trẻ không được bú sữa mẹ là 1 mất mát rất lớn, mẹ dù sữa ít cũng nên kiên trì cho bé bú mẹ.

3. Bổ sung thêm nước

1-2 tháng đầu nếu như được bú mẹ đủ, ngay cả khi áp dụng phương pháp kết hợp với sữa ngoài, thông thường không cần uống thêm nước. Tuy nhiên, nếu thời tiết nóng hoặc khô, hãy cân nhắc cho bé uống nước thêm nước giữa 2 cử bú. Em bé 1~2  tháng tuổi chỉ cần uống một lượng nhỏ nước đun sôi để nguội, có thể từ 10 đến 20 ml. Mẹ có thể cho bé uống bằng bình hoặc muỗng.

 
Sữa phân phối Việt nam được sản xuất trong nước với hàm lượng dinh dưỡng chẳng kém gì sữa ngoại. bán tại Hệ Thống Shop cho Bé TutiCare trên Toàn Quốc.
Xem đầy đủ thông tin