MÁCH LẺO CHO MẸ

Lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn - Những điều mẹ cần phải biết

28-09-2017, 12:00 am     0 7578

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh đã được xác nhận chứa nguồn tế bào gốc dồi dào có thể thay thế cho tế bào gốc tủy xương, đã và đang được dùng để điều trị bệnh ung thư máu, thiếu máu, các bệnh lý di truyền về máu, suy giảm miễn dịch và bệnh chuyển hóa.

Máu cuống rốn của trẻ sơ sinh là nguồn tế bào gốc có khả năng miễn dịch cao, dùng để chữa trị cho chính bản thân em bé và người thân trong gia đình có chỉ số sinh học phù hợp với bé. Chính vì vậy, việc lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn được coi như một hình thức "bảo hiểm sinh học".

Trường hợp ghép tế bào gốc máu cuống rốn đầu tiên được thực hiện vào tháng 10/1988 tại Pháp, trên bé trai 5 tuổi bị bệnh thiếu máu Fanconi từ máu cuống rốn em gái sơ sinh của bệnh nhân. Sau ghép, tủy mọc tốt, bệnh nhân khỏi bệnh và ổn định sức khỏe cho đến nay.

Tại sao nên lưu trữ tế bào gốc máu cuống rốn?

Tế bào gốc máu cuống rốn sở dĩ được coi là bảo hiểm cho bé vì nếu được cất giữ đúng cách, sau này khi bé không may bị bệnh, các bác sĩ sẽ sử dụng nguồn tế bào gốc này để điều trị mà không lo cơ thế bé sẽ sinh ra những phản ứng miễn dịch loại bỏ tế bào ghép như khi sử dụng tế bào của cơ thể khác.

Mặt khác, nếu trong gia đình có người bị bệnh thì khả năng tương thích giữa mẫu tế bào gốc và người bệnh sẽ cao hơn so với người không cũng huyết thống. Điều này làm tăng cơ hội sống sót cho người bệnh.

Hiện nay ở nước ta có khá nhiều trung tâm lưu trữ tế bào gốc máu cuồng rốn như: bệnh viện huyết học và truyền máu thành phố Hồ Chí Minh, bệnh viện huyết học và truyền máu trung ương, bệnh viên nhi trung ương, ngân hàng tế bào gốc MekoStem,… Tuy nhiên giá thành sử dụng dịch vụ vẫn khá cao 

Chi phí lưu trữ tế bào gốc

Đây được coi là dịch vụ khá phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao nên chi phí lưu trữ cũng không hề nhỏ. Tại viện huyết học và truyền máu Trung ương, chi phí lưu trữ máu cuống rốn trong năm đầu tiên là 25 triệu đồng. Những năm sau đó, mỗi năm, mẹ cần đóng thêm khoảng 2,2 triệu đồng. Thời gian lưu trữ là 18 năm.

Quy trình lưu trữ tế bào gốc từ cuống rốn

Không phải mẹ nào cũng thực hiện được dịch vụ này. Do đó, trước khi sinh, mẹ cần đến nơi lưu trữ để tiến hành quá trình kiểm tra, xét nghiệm xem mẹ có đáp ứng đủ lưu cầu không. Nếu được, mẹ sẽ phải nộp một khoản phí ban đầu.

Sau đó, trong quá trình sinh sẽ có người của bệnh viện hướng dẫn mẹ và lấy máu cuống rốn trong vòng 10 phút ngay sau khi mẹ sinh ra để máu không bị đông. Có hai phương pháp lấy máu: Một là khi bánh nhau chưa xổ, máu được lấy từ dây rốn. Hai là bánh nhau đã xổ, bác sĩ sẽ treo bánh nhau lên để lấy máu.

Lấy máu xong, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để xem máu có bị nhiễm trùng không đồng thời loại trừ nguy cơ bị bệnh về nhiễm sắc tố sẽ phải hủy mẫu máu. Tiếp theo, nếu máu đã đạt yêu cầu, bác sĩ sẽ xử lý máu qua công nghệ để tạo ra tế bào máu, tế bào cơ tim, tế bào thần kinh, tế bào gan,… để sử dụng trong điều trị các bệnh sau này của bé.

Những trường hợp không được lưu trữ máu cuống rốn

Các mẹ bầu sau không nên sử dụng dịch vụ lưu trữ tế bào gốc

  • Mẹ bầu mắc bệnh truyền nhiễm như: viêm gan B, giang mai, HIV,…
  • Mẹ đã từng bị ung thư hay các bệnh về máu.
  • Mẹ bị chứng rối loại hệ thống miễn dịch hoặc rối loạn về máu
  • Mẹ bị biến chứng thai kỳ trong thời gian mang bầu.
  • Có thai và sinh con dưới 18 tuổi.
 
HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto