Đồ chơi giáo dục

Để trẻ có một khởi đầu tốt, ngoài thành tích học tập, phụ huynh cũng nên quan tâm đến sự phát triển thể chất và trí thông minh cảm xúc của con em mình. Mỗi đứa trẻ đều thích vui chơi, và điều quan trọng là cha mẹ nên tận dụng tốt những “thời điểm quan trọng” này để phát triển trí não (0-6 tuổi) và chọn đúng trò chơi để tăng chỉ số IQ và EQ cho con.

Học mà chơi là một cách có hiệu quả rõ rệt để tăng hứng thú học tập cho trẻ thay vì học nhồi nhét. Theo các nghiên cứu, trẻ em phát triển nhanh và mạnh mẽ nhất trước 6 tuổi (đặc biệt là từ 0 đến 2 tuổi). Cha mẹ nên cho phép con em mình khám phá tự do, khuyến khích nhiều tương tác giữa cha mẹ và con cái và trải nghiệm nhiều hoạt động khác nhau để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh. Thời điểm này đặc biệt quan trọng để phát triển khả năng học tập, tư duy và giao lưu kết bạn của trẻ.

Phụ huynh nên chọn các trò chơi và đồ chơi phù hợp đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi:

0-1 tuổi: Phát triển nhận thức
Khi được bốn tháng tuổi, trẻ có thể ít nhiều phối hợp các giác quan khác nhau, chẳng hạn như thị giác, xúc giác và thính giác. Cha mẹ có thể bắt đầu cho con chơi những đồ chơi đầy màu sắc với các chất liệu khác nhau hoặc những đồ vật có thể tạo ra âm thanh độc đáo (chẳng hạn như cái lắc). Khi chúng lớn hơn một chút, cha mẹ thậm chí có thể đọc những cuốn truyện tranh hay sách truyện đầy màu sắc cho trẻ.

1-2 tuổi: Phát triển thể chất
Khi trẻ mới biết đi tăng kỹ năng khéo léo, chúng có thể xếp bốn hoặc nhiều khối lại với nhau để tạo thành một tháp nhỏ hoặc vẽ một số hình bằng bút màu. Bây giờ cha mẹ có thể mua cho trẻ các loại bóng để chơi, ví dụ như đá và ném bóng là một cách hiệu quả để luyện tập cơ bắp của trẻ. Các trò chơi / đồ chơi thích hợp khác bao gồm búp bê, con thú, điện thoại đồ chơi, lắp ráp nhà và tất cả các loại đồ chơi gia dụng bằng nhựa (phù hợp cho cả bé trai lẫn bé gái).

2-3 tuổi: Phát triển trí thông minh
Với trí thông minh, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội và trí thông minh cảm xúc phát triển nhảy vọt, bây giờ trẻ có thể vẽ các đường thẳng đứng và nằm ngang, xâu chuỗi và lật từng trang sách một. Phụ huynh nên chọn một số đồ chơi có thể truyền cảm hứng sáng tạo của trẻ, chẳng hạn như xếp các khối, chơi đất nặn Play-Doh, các câu đố đơn giản và đồ chơi lắp ráp, khuyến khích trẻ giải quyết các vấn đề khác nhau bằng cách sai và sửa.

3-4 tuổi: Khám phá xung quanh
Đây là thời điểm con bạn đang tận hưởng “thời gian chơi” trước khi đến tuổi đi học. Cha mẹ nên cho phép trẻ chơi đồ chơi truyền cảm hứng sáng tạo như xếp khối và đất nặn Play-Doh, hoặc cho trẻ bút màu, sơn và các vật dụng thủ công và nghệ thuật khác để tạo ra kiệt tác của riêng mình.

4-6 tuổi: Phát triển các kĩ năng xã hội
Trẻ em đang đi học mẫu giáo (từ 4 đến 6 tuổi) có thể tự leo lên/xuống cầu thang thành thạo và leo trèo ngoài sân chơi. Với đôi tay ngày càng khéo léo, giờ đây trẻ có thể tô màu đẹp hơn nhiều hoặc vẽ chân dung bạn bè. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ chơi với nhiều loại bóng khác nhau để tăng cường thể chất và giải tỏa cảm xúc. Cha mẹ cũng nên đọc sách với con để giúp con có thói quen đọc sách.

Mọi đứa trẻ phát triển theo tốc độ và các cách khác nhau. Trò chơi / đồ chơi đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, và lựa chọn đồ chơi không phù hợp cho trẻ có thể ảnh hưởng đến phát triển IQ và EQ. Theo nghiên cứu quốc tế, phụ thuộc quá nhiều vào đồ chơi điện tử / thiết bị thông minh có thể tác động tiêu cực đến trẻ em trên nhiều phương diện, chẳng hạn như phát triển vận động, ngôn ngữ bị hạn chế, bắt chước hành vi xấu (gồm cả bạo lực), ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mức độ tập trung, kỹ năng giao tiếp và xã hội.

Để con bạn có thể lớn lên trong một môi trường hạnh phúc và khỏe mạnh, điều quan trọng là cha mẹ cần chọn đúng giải pháp tài chính để đảm bảo việc học hành của con mình.

 

Xem đầy đủ thông tin