Thai nhi gặp nguy hiểm gì khi mẹ bị rối loạn tự miễn dịch thai kỳ

04-09-2020, 4:52 pm 139

Rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ là các chứng bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Bệnh đòi hỏi mẹ phải thực sự kiên cường cùng 1 chế độ theo dõi, chăm sóc đặc biệt để có thể đồng hành cùng con trong 40 tuần.

Mẹ bị rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ dẫn đến nguy cơ gì?

Rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ có thể tạo ra các kháng thể bất thường đi qua nhau thai và gây ra các vấn đề ở thai nhi.

Hội chứng này khiến cục máu đông được hình thành nhanh chóng, có thể gây ra những biến chứng nặng nề trong thai kỳ:

- Sẩy thai hoặc thai chết lưu ở con

- Huyết áp cao hoặc tiền sản giật ở mẹ

- Suy dinh dưỡng bào thai/thai nhi chậm phát triển.

Các dạng rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ

Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP)

Trong chứng giảm tiểu cầu miễn dịch, các kháng thể làm giảm số lượng tiểu cầu trong máu. Tiểu cầu là các hạt giống như tế bào giúp hỗ trợ quá trình đông máu. Quá ít tiểu có thể gây chảy máu quá nhiều ở phụ nữ mang thai và thai nhi.

Nếu không được điều trị trong thời kỳ mang thai, bệnh giảm tiểu cầu miễn dịch có xu hướng trở nên trầm trọng hơn.

Các kháng thể gây ra rối loạn có thể truyền qua nhau thai sang thai nhi. Tuy nhiên, chúng hiếm khi ảnh hưởng đến số lượng tiểu cầu ở thai nhi.

Bệnh nhược cơ

Bệnh nhược cơ, gây yếu cơ, thường không gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc vĩnh viễn trong thai kỳ. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai có thể bị suy nhược nhiều hơn.

 

Các kháng thể gây ra rối loạn này có thể đi qua nhau thai. Với tỉ lệ 1/5 trẻ có mẹ mắc bệnh nhược cơ được sinh ra với chứng rối loạn này. Tuy nhiên, kết quả là yếu cơ ở trẻ thường là tạm thời vì các kháng thể từ mẹ dần biến mất và trẻ không tạo ra kháng thể loại này.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể phát triển trong thai kỳ hoặc ngay sau khi sinh. Nếu bệnh viêm khớp dạng thấp xuất hiện trước khi mang thai, nó có thể giảm bớt trong thai kỳ nhưng chúng thường trở lại mức ban đầu sau khi mẹ sinh bé.

Nếu bệnh viêm khớp làm tổn thương khớp háng hoặc cột sống dưới việc sinh nở có thể khó khăn đối với mẹ bầu, nhưng rối loạn này không ảnh hưởng đến thai nhi.

Lupus toàn thân

 

Lupus có thể xuất hiện lần đầu tiên, nặng hơn hoặc ít nghiêm trọng hơn trong thai kỳ. Không thể đoán trước được việc mang thai ảnh hưởng đến quá trình phát triển bệnh lupus như thế nào, nhưng thời điểm bùng phát phổ biến nhất là ngay sau khi sinh.

Những phụ nữ phát triển bệnh lupus thường có tiền sử sẩy thai nhiều lần, thai nhi không phát triển như mong đợi hoặc sinh non. Nếu phụ nữ bị biến chứng do bệnh lupus: viêm thận, cao huyết áp, nguy cơ tử vong cho thai nhi hoặc trẻ sơ sinh và cho phụ nữ sẽ tăng lên.

Phụ nữ bị lupus ban đỏ hoàn toàn có thể mang thai. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, bệnh nhân ban đỏ cần đảm bảo những điều sau trước khi mang thai:

- Lupus ban đỏ cần được ổn định ít nhất 6 tháng trước thời điểm mang thai.

- Chế độ thuốc đã được điều chỉnh để kiểm soát bệnh lupus tốt nhất có thể.

- Huyết áp, chức năng gan, thận bình thường.

Ở phụ nữ mang thai, kháng thể lupus có thể truyền qua nhau thai sang thai nhi. Kết quả là, thai nhi có thể bị nhịp tim rất chậm, thiếu máu, số lượng tiểu cầu thấp hoặc số lượng bạch cầu thấp. Tuy nhiên, những kháng thể này dần dần biến mất trong vài tuần sau khi đứa trẻ được sinh ra, và các vấn đề chúng gây ra sẽ giải quyết được ngoại trừ nhịp tim chậm.

Rối loạn tự miễn dịch trong thai kỳ là tình trạng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng bà mẹ và trẻ em. Do đó, những người bị chứng bệnh này khi mang thai cần được theo dõi, chăm sóc y tế cẩn thận, thường xuyên. 

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto