Tuyết chiêu khiến bé ngủ ngoan vào ban đêm giúp bố mẹ nhàn tênh

13-04-2019, 2:17 pm 2185

Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, trẻ càng nhỏ càng cần được ngủ ngon, ngủ đủ giấc. Khoa học đã chứng minh vào thời điểm 23 giờ hàng đêm, lúc trẻ ngủ sâu, hócmôn tăng trưởng sẽ được phóng thích, trẻ phát triển chiều cao tốt hơn. Ngược lại, nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, trẻ không chỉ chậm lớn mà còn hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Chính vì vậy, các mẹ cần thay đổi thói quen sinh hoặc cho bé nếu bé ngủ ngày thức đêm.

Cách thiết lập thói quen ngủ cho trẻ

Dạy trẻ biết phân biệt ngày và đêm bằng cách là khi bé tỉnh vào ban ngày, hãy cố gắng tác động đến bé càng nhiều càng tốt. Ví dụ như: mở cửa ra cho ánh sáng vào phòng, không cần để ý đến việc giảm thiểu tiếng ồn thường xuyên vào ban ngày như tiếng điện thoại, tivi, … nếu bé định ngủ trước giờ ăn, hãy đánh thức bé dậy.

Ngược lại, vào ban đêm, không nên chơi với bé khi bé tỉnh giấc, giữ ánh sáng và nhiệt độ trong phòng thấp, không nên nói chuyện với con quá nhiều.

Cứ như vậy một thời gian dài, bé sẽ tự nhận ra rằng ban đêm là để ngủ. Trước khi bé ngủ, mẹ có thể hát một bài hát ru và hôn chúc bé ngủ ngon để hình thành thói quen, khi mẹ hát ru là đến giờ đi ngủ cho bé.

Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ

Nó phụ thuộc vào độ tuổi. Tuy nhiên không có số giờ đáng thuyết phục nào đối với trẻ cùng độ tuổi. Khi nghiên cứu với những trẻ 2 năm tuổi, người ta thấy rằng nhu cầu được ngủ của trẻ khác nhau, có trẻ ngủ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối, nhưng trong khi đó đứa trẻ khác lại bắt đầu một ngày tiếp theo sau khi đánh một giấc từ 10 tối đến 5 giờ sáng hôm sau.

Thời gian ngủ chuẩn nhất của trẻ theo từng tháng tuổi

Mỗi lứa tuổi sẽ có những khoảng thời gian ngủ cần thiết để phát triển cơ thể khỏe mạnh nhất vì vậy các bậc cha mẹ nên nắm bắt để giúp trẻ ngủ đầy đủ hợp lý nhất

6 tháng đầu tiên

Những đứa trẻ mới sinh thường ngủ từ 16 đến 20 giờ mỗi ngày, chia đều cho cả buổi ngày lẫn đêm. Giấc ngủ dài nhất của chúng thường 4 đến 5 tiếng vì chúng còn cần được cho ăn vào những lúc thức giấc. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp trẻ có thể ngủ một mạch 10 giờ đồng hồ liền, trong khi có những trẻ chỉ ngủ mỗi giấc 2 tiếng. Không có một công thức giấc ngủ nào cho trẻ mới sinh vì đồng hồ sinh học của nó chưa thực sự phát triển đầy đủ. Miễn sao, đứa trẻ khỏe mạnh là được.
Trong 3 tháng, một đứa trẻ ngủ trung bình 5 tiếng vào buổi ngày và 10 tiếng vào buổi đêm, và thức giấc khoảng 2 lần. Khoảng 90% trẻ em trong độ tuổi này ngủ trọn đêm và cũng có nghĩa là chúng ngủ một giấc kéo dài từ 6 đến 8 tiếng.

Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi tiếp tục khóc khoảng vài phút trong khi đang ngủ, đó chính là phản ứng bình thường của chúng. Chúng có thể cảm thấy khó chịu vì: đói, lạnh, ướt vì tả lót chưa kịp thay, hay thậm chí bị ốm. Buổi đêm khi thức dậy cho trẻ ăn hay thay tã bạn phải thao tác nhanh đến mức có thể. Đừng có có thêm những lời động viên, dỗ dành trẻ không cần thiết như: nói chuyện, đùa giỡn hay bật đèn sáng. bạn phải tập thói quen cho trẻ ngủ trọn vẹn buổi đêm. Vì đứa trẻ không quan tâm mấy giờ rồi, miễn là những yêu cầu của chúng được đáp ứng.

6 đến 12 tháng

Vào lúc 6 tháng, một đứa trẻ sơ sinh có thể ngủ 3 giờ buổi ngày và 11 giờ buổi tối. Vào độ tuổi này, bạn có thể bắt đầu thay đổi phản ứng đối với những trẻ thường hay thức giấc và khóc la vào buổi tối. Cho bé 5 phút để lắng làm dịu cơn khóc và trở về với giấc ngủ. Nếu bé không có động thái gì thì có thể dỗ nhẹ vào mông, ru à ơi không nên bế trẻ lên tay sau đó đặt trẻ xuống trừ trường hợp trẻ bị ốm.

Nếu trẻ không ốm mà tiếp tục khóc, hãy đợi thêm 5 phút, sau đó lặp lại thao tác trên. Sau vài ngày, trẻ sẽ tìm ra được cách trở về giấc ngủ nhẹ dễ dàng hơn. Nếu khi trẻ 6 tháng tuổi vẫn tiếp tục thức giấc từ 5 đến 6 lần mỗi đêm, nên đưa trẻ đến bác sĩ.

Giữa 6 đến 12 tháng tuổi, nỗi lo lắng chia rẽ trở thành nhân tố chính thức giấc cho trẻ của bạn. Điều này xảy ra khi trẻ bắt đầu xem một con vật bông nhỏ hay chiếc chăn là vật không thể thiếu suốt đêm. Quy tắc thức dậy nửa đêm cũng giống như việc trải qua ngày đầu tiên trẻ ra đời vậy: đừng bật đèn sáng, đừng hát ru, đừng nói chuyện, đừng giỡn, hay cho bé ăn. Mọi phản ứng đó chỉ khuyến khích trẻ lập lại thói quen đó. Kiểm tra tại sao trẻ khóc, hãy chắc chắn rằng trẻ không bị ốm hay cần thay tã.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi

Cần ngủ từ 12 – 14 tiếng mỗi ngày. Khi trẻ được 1 tuổi thì giấc ngủ buổi sáng sẽ dần mất đi, và thường chỉ có một giấc ngủ ngắn buổi trưa vào ban ngày. Khi trẻ biết đi, lý tưởng cần có 14 tiếng ngủ mỗi ngày, nhưng thực tế thì chúng chỉ được ngủ khoảng 10 tiếng. Ở phần lớn trẻ từ 21 – 36 tháng, vẫn cần ngủ trưa và thời gian kéo dài khoảng từ 30 phút tới một tiếng. Buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ 7 – 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 6 – 8 giờ sáng.

Trẻ từ 3 – 6 tuổi

cần ngủ 10 – 12 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ từ khoảng 7 – 9 giờ tối và dậy khoảng từ 6 – 8 giờ sáng. Từ 3 tuổi trở đi, hầu hết trẻ vẫn còn ngủ trưa, tuy nhiên khi được 5 tuổi thì hầu như không còn ngủ trưa nữa. Thời gian ngủ trưa càng ngắn thì sẽ tốt cho trẻ. Từ 3 tuổi trở đi, phần lớn trẻ đã hình thành được thói quen ngủ của mình.

Trẻ từ 6 – 12 tuổi

Cần ngủ 10 – 11 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, trẻ đã có những hoạt động ở trường, xã hội và gia đình, nên buổi tối trẻ thường bắt đầu ngủ trẻ hơn. Buổi tối, chúng thường ngủ bắt đầu ngủ lúc 9 giờ tối và thức dậy từ khoảng 7 – 10 giờ sáng. Giai đoạn này, trẻ cần được ngủ đủ từ 9 – 12 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu mỗi ngày trẻ ngủ được trung bình khoảng 9 tiếng thì cũng vừa đủ.

Trẻ từ 12 tuổi trở lên

Cần ngủ 8 – 9 tiếng mỗi ngày. Ở giai đoạn này, các em có nhiều hoạt động hơn nên giấc ngủ rất quan trọng để lấy lại sức khỏe. Tuy nhiên, với áp lực học hành, nhiều em đã không ngủ đủ giấc mỗi ngày. Do đó, phụ huynh cần để ý nhiều hơn tới giấc ngủ của các em.

Bí quyết giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

Khi biết được những mẹo hay giúp bảo vệ giấc ngủ của trẻ tốt nhất thì các mẹ sẽ chăm sóc con trẻ tốt hơn trong từng giấc ngủ.

Chọn tư thế ngủ tốt nhất cho trẻ phù hợp

Hãy đặt con bạn nằm ngửa trên tấm nệm vừa vặn, vững chắc trong giường cũi (loại giường đạt tiêu chuẩn an toàn hiện nay).

Chỉ đắp cho con một chiếc chăn mỏng và đắp cao đến ngực trẻ mà thôi.

Cần chắc là đầu con bạn không bị che phủ trong lúc ngủ.

Không đặt con bạn vào một cái nệm nước, ghế sofa, nệm mềm, gối hoặc bề mặt mềm khác để bé ngủ.

Nếu bạn cho con ngủ trong giường của bé, nên cho bé ngủ nằm ngửa, tránh những bề mặt mềm hoặc những vật chung quanh có thể phủ lên người con bạn. Không nên đặt giường của con bạn sát tường hoặc gần sát đồ vật khác trong nhà để tránh bé bị mắc kẹt trong chúng.

Những người lớn khác, cha mẹ, trẻ con, anh chị em trong nhà không nên ngủ chung giường với trẻ còn ẵm ngửa.

Nếu ngủ chung giường với con, vợ chồng bạn không nên hút thuốc hoặc sử dụng những chất như dược phẩm hoặc rượu bia, vì điều này có thể làm suy yếu khả năng thức tỉnh của con bạn.

Để ngăn ngừa sự nóng bức quá mức, bạn nên cho con mặc quần áo nhẹ khi ngủ và nhiệt độ phòng cần giữ ở mức thoải mái.

Tránh bọc thân thể bé quá kín. Hãy kiểm tra da của con bạn để biết chắc là không nóng khi bạn chạm vào.

Nếu cho trẻ ngủ nằm ngửa, khi trẻ thức bạn có thể đặt trẻ trong tư thế khác, ví dụ như nằm sấp để giúp phát triển cơ bắp, mắt và ngăn ngừa những vùng bị dẹp ở phía sau đầu.

Hãy đảm bảo con được bú no khi ngủ

Giấc ngủ của bé sẽ chỉ thực sự sâu và không gián đoạn nếu như bé được bú no. Trẻ sơ sinh có dạ dày rất nhỏ nên mỗi lần bú, bé chỉ bú được ít thôi. Điều này có nghĩa là bé cần thức giấc sau vài giờ một lần để bú (trong đa số trường hợp là 3-4 tiếng đồng hồ bé sẽ thức dậy bú một lần). Bạn không cần phải đánh thức con để bú trừ khi bác sỹ đề nghị. Tuy nhiên, cũng không nên trẻ ngủ quá lâu, bởi như vậy bé sẽ bú ít và chậm phát triển. Nếu con bạn ngủ quá 4 tiếng, thì nên đánh thức bé dậy.

Cho con giấc ngủ khô ráo và ấm áp

Nếu bé tè ướt bỉm, chắc chắn bé sẽ bứt rứt không yên và không thể nào ngon giấc được. Việc cứ phải thức dậy giữa đêm, khóc vì lạnh hoặc ướt sẽ khiến cho quá trình phát triển của trẻ bị chậm lại, trẻ cũng trở nên mệt mỏi hơn, khó chịu hơn và không thể linh hoạt, nhanh nhẹn như trẻ bình thường được. Vì vậy nhiệm vụ của mẹ là luôn đảm bảo cho con có được chiếc nôi êm ái, sạch sẽ, gọn gàng và bé luôn được khô ráo, ấm áp.

Thường xuyên kiểm tra tình trạng bỉm của con một cách nhẹ nhàng. Nếu bỉm ướt, mẹ nên khéo léo thay cho con trước khi bé tỉnh giấc và khóc.

Với mùa hè, các mẹ nên nhớ bật điều hoà cho con từ 28 – 29 độ C, có kèm chậu nước trong phòng để chống khô mũi, khô da cho con.

Tìm hiểu nguyên nhân khi trẻ ngủ không ngon

Đừng bao giờ thờ ơ bỏ qua những dấu hiệu này. Một đứa trẻ tự dưng không ngủ nhiều, không ngủ ngon nữa thì chắc chắn phải có nguyên do. Bạn đặc biệt cần chú trọng những dấu hiệu bất thường về sức khỏe của bé kèm theo triệu chứng như sốt phát ban, nôn trớ nhiều, thở khò khè… Việc tìm hiểu nguyên nhân sẽ giúp mẹ tìm ra cách đúng để cải thiện giấc ngủ cho cho bé. Nếu con có các dấu hiệu bất thường, cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám.

Những việc nên và không nên làm để giúp bé ngủ ngon
Nên tắt đèn ru con ngủ: Bóng tối giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ nhờ vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu và kéo dài và tăng trưởng. Nếu ánh sáng đèn quá lớn sẽ kìm chế sự sản sinh bigtonin. Để đèn ngủ quá sáng thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, ức chế hoạt động tế bào khiến bé hay trở mình, chậm phát triển. Cách tốt nhất là nên tắt đèn khi trẻ ngủ.

Nên tuân theo nhịp thức – ngủ: Trẻ sơ sinh ngủ trung bình mỗi ngày tới 16-17 tiếng đồng hồ và chia thành những chu kỳ “thức-ngủ” cứ 3 tiếng một, không kể ngày đêm.

Lên 3 tháng tuổi, trẻ ngủ 15 tiếng/ngày nhưng nhịp “thức-ngủ” thay đổi: giấc ngủ về đêm kéo dài hơn khoảng 7 tiếng liên tục và thời gian thức ban ngày nhiều hơn.

Trẻ 1 tuổi chỉ còn ngủ 13 tiếng/ngày và trẻ 3-5 tuổi ngủ 12 tiếng/ngày. Chính vì nhịp thức ngủ này nên bạn chớ lo con đói mà bắt bé bú khi chưa tỉnh dậy, chớ cho con ngủ ngày quá nhiều, không cho bé chơi quá giờ đi ngủ sẽ gây ra mộng mị.

Không nên nói chuyện khi bé thức giữa giấc: Nhiều cha mẹ giật mình khi vô tình nhìn sang thấy con mở mắt tròn xoe rồi họ nựng nịu, nói chuyện, vỗ về nghĩ là con sẽ ngủ tiếp.

Nhưng chính điều này khiến bé bị đánh thức mạnh hơn, tỉnh táo hơn, bé sẽ “nói chuyện” với bạn và không còn tập trung ngủ. Tình trạng này sẽ lặp lại vào nhiều ngày sau dẫn tới thói quen thức giữa giấc.

Không nên cho ăn trước giờ ngủ: Nhiều bà mẹ nuôi con quá cứng nhắc về giờ giấc cho bú, cho ăn nên sắp tới giờ đi ngủ cũng ép con ăn thêm cái phô mai, ngủ rồi lay con dậy uống sữa.

Những thức ăn quá giàu protein trước khi đi ngủ cũng khiến hệ tiêu hóa phải làm việc nên ngủ không ngon.

Đồ uống lợi tiểu khiến bàng quang của trẻ căng tức nhanh hơn nên phải thức giấc. Vì vậy không nên cho trẻ nhỏ bú hoặc ăn quá no, ăn đồ ăn có nhiều nước, lợi tiểu trước khi đi ngủ.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto