Trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên làm gì để chữa bệnh an toàn tại nhà cho bé?

07-06-2019, 9:51 am 789

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng phổ biến hiện nay. Nhiều mẹ lo lắng không biết làm sao để con có thể đi vệ sinh dễ dàng. Táo bón khiến trẻ chậm lớn ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của con. Trong bài viết này, mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa táo bón cho bé an toàn hiệu quả tại nhà nhé!

Táo bón kéo dài không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động xấu tới tâm lý trẻ. Trẻ bị táo bón thường chán ăn, hệ tiêu hóa bị tổn thương dẫn đến việc hấp thụ kém các chất dinh dưỡng, lâu ngày khiến trẻ còi cọc, kém phát triển.

Táo bón còn có nguy cơ cao dẫn đến bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, rối loạn chức năng vận chuyển ruột do lượng chất độc trong phân không được thải ra ngoài bị hấp thụ ngược trở lại. Nứt hậu môn là một trong những biến chứng nguy hiểm khi phân bị ứ lại trong ruột nhiều. Biến chứng này thường có ở những trẻ mắc chứng “sợ” đại tiện và thường nín nhịn.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị táo bón

Táo bón ở trẻ sơ sinh là tình trạng chậm đại tiện, 3-5 ngày mới đi một lần. Tuy nhiên có những trẻ 3 ngày mới đi 1 lần nhưng phân mềm xốp, đi vệ sinh không khó khăn thì chưa gọi là táo bón. Triệu chứng của táo bón rất điển hình, mẹ hoàn toàn có thể “bắt bệnh” được qua mỗi lần đi tiêu của trẻ.

- Số lần đi vệ sinh nặng ít hơn so với thông thường, khoảng trên 3 ngày mới đi 1 lần.

- Phân cứng, đóng thành cục to hoặc như các viên bi tròn nhỏ.

- Trẻ cảm thấy đau rát, khó khăn, rặn đỏ mặt mới đi ngoài được.

- Dáng đi cầu của bé cũng bất thường khi phải gồng chân và mông, uốn cong lưng, vặn vẹo, bồn chồn. Những trẻ lớn hơn còn cảm thấy sợ hãi và có ý muốn nín nhịn, trốn tránh mỗi lần đại tiện.

Tham khảo siro hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ:

Siro Pharmalife hỗ trợ tiêu hóa chống táo bón Isilax Bimbi

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón phần lớn là do chế độ ăn uống và lối sống hàng ngày. Sau đây là một số nguyên nhân có thể mẹ chưa biết.

- Trẻ bị suy dinh dưỡng: Những trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng dễ bị táo bón hơn trẻ bình thường, nhất là với trẻ ăn ít chất xơ khiến nhu động ruột hoạt động yếu. Ngoài ra, những trẻ còi cọc hay bị tình trạng thiếu máu phải bổ sung vi sắt, làm cho cơ thể mất nhiều nước đồng thời ruột cũng phải gánh thêm một lượng chất thải, táo bón là tất yếu.

- Trong nhà có người bị táo bón: Chưa có nghiên cứu nào khẳng định táo bón có thể di truyền. Tuy nhiên, nếu trong nhà có người bị táo bón, trẻ cũng dễ bị theo. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của môi trường sống và chế độ ăn uống tương đồng giữa các thành viên trong gia đình.

- Sử dụng các loại thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ gây táo bón, khiến trẻ bị tiêu chảy như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc giảm đau hay một số loại siro ho. Vì vậy, khi mẹ cho bé uống bất kì loại thuốc nào hãy hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ cũng như các cách để giảm hiện tượng phản ứng phụ của thuốc.

- Dị tật bẩm sinh: Những trẻ mắc di tật bẩm sinh, đặc biệt là di tật bộ phận trong đường tiêu hóa như phình to đại tràng, hẹp hậu môn, nứt hậu môn, hẹp ruột rất dễ bị táo bón. Với trường hợp này, mẹ nên cho trẻ đi khám và nhận tư vấn của bác sĩ để có một chế độ chăm sóc hợp lý.

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Thay đổi môi trường sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ khiến quá trình tiêu hóa của trẻ bị rối loạn. Chẳng hạn như khi trẻ bắt đầu đi học hay thời tiết chuyển mùa đều ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa thức ăn hay sự đào thải cặn bã của ruột.

- Thói quen ăn uống khiến trẻ bị táo bón: Việc cho trẻ chuyển sang giai đoạn ăn uống mới cần phải mất vài ngày để trẻ dần thích nghi. Mẹ có thể thấy khi bắt đầu cho bé ăn dặm hoặc uống sữa bột, trẻ thường bị táo bón. Nguyên nhân có thể là do hệ tiêu hóa của bé chưa hấp thụ được loại thức ăn đó. Trong trường hợp trẻ uống sữa bột bị táo bón dài ngày, mẹ cần đổi sữa cho trẻ sang một loại khác phù hợp hơn.

- Yếu tố tâm lý: Nhiều trẻ tới tuổi đi lớp bị tâm lý “ngại” xin cô đi vệ sinh nên thường cố gắng “nhịn”. Điều này khiến cho đại tràng dãn to, dần dần làm giảm phản xạ đi tiêu của đại tràng khiến tình trạng táo bón nặng hơn.

- Ăn quá nhiều chất đạm: Tôm, cá, thịt giàu chất đạm rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều cá, thịt đỏ làm cho hệ tiêu hóa “quá tải” khi phải gánh một lượng lớn chất cặn bã khiến quá trình đào thải bị chậm đi. Đặc biệt là với những trẻ ăn ít chất xơ. Chính vì vậy, mẹ cần lập một chế độ dinh dưỡng phù hợp đồng thời tập cho bé ăn rau ngay từ những ngày đầu ăn dặm.

- Lười vận động: Nhiều cha mẹ hiện nay chỉ chú trọng vào việc học của trẻ mà không cho trẻ tham gia các hoạt động thể thao. Hơn nữa, những trẻ sống ở khu đô thị thường ít có không gian để chạy nhảy nên phần lớn đều ở nhà xem tivi, chơi điện tử, học bài,… Sự lười vận động này khiến nhu động ruột của trẻ hoạt động kém, gây ra táo bón.

- Uống ít nước: Nước là một nhân tố không thể thiếu giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Nhiều bà mẹ không có thói quen uống đủ nước hàng ngày nên ít để ý tới việc uống nước của trẻ, dẫn đến việc trẻ bị táo bón. Chính vì vậy, mẹ hãy cho bé uống nước theo đúng liều lượng phù hợp với từng độ tuổi. Ngoài ra mẹ có thể thiết lập bảng nhắc nhở uống nước vào các mốc thời gian trong ngày.

- Trẻ bú chưa được đủ no: Trẻ sơ sinh bị táo bón do được bú chưa đủ nên chưa tạo thành phân hoặc do chế độ ăn của mẹ có nhiều đồ ăn cay nóng. Nếu trong thời gian bú, mẹ vẫn giữ thói quen ăn ớt, gừng, hạt tiêu…thì chất nóng trong các thực phẩm này sẽ đi qua đường sữa mẹ và đi vào cơ thể bé gây ra táo bón.

- Trẻ vận động ra mồ hôi: Đối với những trẻ hiếu động, ham hoạt động, thích lật mình…thì cơ thể của bé sẽ mất nước nhiều hơn so với các trẻ khác. Các mẹ nên cho bé bú nhiều hơn và trong khi bú thì hạn chế đổi bên.

- Trẻ ăn dặm quá sớm: Đối với trẻ ăn dặm sớm ( đây là điều không được khuyết khích ) thì nguyên nhân đến từ trong khẩu phần ăn của trẻ thiếu chất xơ, ít các loại rau củ dẫn đến táo bón. Trẻ bị sốt, ho, cảm phải dùng đến thuốc kháng sinh gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.

Cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh

- Cho bé tắm nước ấm: Nước ấm không chỉ hiệu quả từ bên trong. Khi bé cảm thấy khó chịu vì các triệu chứng táo bón thì ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bé cảm thấy thoải mái. Sự khó chịu vì đầy hơi khi táo bón cũng góp phần tạo ra sự căng cơ góp phần làm cho tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Giúp bé thư giãn cơ bụng sẽ làm giảm cơn đau do đầy hơi và kích thích nhu động ruột. Bạn có thể thả một túi trà cúc La mã vào nước tắm của bé, mùi thơm dễ chịu của trà sẽ hỗ trợ đạt được hiệu quả thư giãn mong muốn.

- Cho bé uống nhiều nước: Hâm nóng bình nước cho đến khi nước hơi ấm. Sau đó đổ nước vào cốc rồi nhúng túi trà bạc hà vào nước khoảng 5 lần. Đổ 30ml nước trong cốc vào bình rồi cho bé uống sau các bữa ăn. Yếu tố quan trọng nhất của biện pháp này là nước. Nước là một trong những phương pháp tự nhiên hiệu quả nhất để kích thích khả năng đại tiện. Bạc hà làm dịu dạ dày bé, hỗ trợ tiêu hóa và đại tiện.

- Massage bụng cho bé: Trong phòng ấm, hãy cởi hết quần áo của bé rồi đặt bé lên một chiếc khăn tắm, đặt một tấm tã vải dưới mông bé, một tấm nữa luồn giữa hai chân và bọc hậu môn nhưng không được cột tã vào người bé. Sau đó cầm hai chân của bé trong tay rồi từ từ đẩy đầu gối phải của bé về phía vai phải. Khi đầu gối của bé đã lên cao hết cỡ, nhẹ nhàng nâng chân bé lên và kéo về phía bạn để chân bé từ từ duỗi thẳng ra. Khi bạn duỗi chân phải, hãy bắt đầu đẩy đầu gối trái của bé về phía vai trái.

Hy vọng với phần chia trẻ nguyên nhân triệu chứng & cách chữa táo bón cho trẻ sơ sinh trên đây, bạn đã có thêm kiến thức chăm sóc bé yêu của mình, chúc bé yêu của bạn thật nhiều sức khoẻ & đừng quên chia sẻ bài viết này về Facebook để bạn bè cùng xem nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto