MÁCH LẺO CHO MẸ

Những quyền lợi mẹ được hưởng khi quay lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản

28-02-2020, 2:21 pm     0 1467

Theo Pháp luật Việt Nam, sau thời gian nghỉ thai sản, khi quay lại với công việc, mẹ sẽ được hưởng những quyền lợi riêng. Vậy những quyền lợi này là gì? Xem bài viết dưới đây để tránh thiệt thòi mẹ nhé.

1. Đảm bảo việc làm sau khi nghỉ thai sản

Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản và đi làm trở lại thì lao động nữ vẫn được bảo đảm việclàm cũ. Trong trường hợp vị trí cũ không còn thì doanh nghiệp có trách nhiệm bố trí việc làm khác với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản. 

2. Được về sớm/đi muộn 60 phút mỗi ngày là lợi ích nhiều mẹ thích nhất khi trở lại đi làm sau nghỉ thai sản

Tại mục số 5 trong Điều 155 Bảo vệ thai sản đối với lao động nữ có ghi:

“Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút; trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.”

Điều khoản này nhằm tạo điều kiện giúp lao động nữ có thêm thời gian chăm sóc con còn quá bé. Vì thế khi quay lại đi làm sau nghỉ thai sản, chị em có thể thoả thuận với công ty về thời gian nghỉ 60 phút này.

3. Không phải làm tăng ca hay đi công tác xa

Khi bé còn nhỏ, việc xa mẹ vài ngày sẽ gây khó khăn về việc chăm sóc và tâm lý cho cả hai mẹ con; đặc biệt là các bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 155 Bộ luật Lao động 2012, doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa. Do đó, mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đã được pháp luật bảo vệ khi đi làm sau nghỉ thai sản.

4. Không bị sa thải hoặc chấm dứt hợp đồng lao động là một quyền lợi khác của mẹ đi làm sau nghỉ thai sản

Một năm đầu khi mới sinh con là khoảng thời gian mẹ cần để thích nghi với một cuộc sống mới với con nhỏ. Nếu như lao động nữ bị sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do này thì cuộc sống có thể sẽ gặp nhiều khó khăn.

Do đó, pháp luật Việt Nam có quy định người sử dụng lao động không được phép lấy lý do lao động nữ đang nuôi con nhỏ để sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động.

Việc này nhằm đảm bảo cuộc sống ổn định cũng như giúp lao động nữ có thu nhập để trang trải chi phí nuôi con nhỏ.

5. Không bị kỷ luật lao động

Thêm một quyền lợi dành cho lao động nữ có con dưới 1 tuổi đi làm sau nghỉ thai sản là không bị xử lý kỷ luật lao động. Điều này được quy định tại mục 4 Điều 155 của Bộ luật Lao Động.

Qua đó, lao động nữ sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động dù là với hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức hay sa thải. Nếu đến thời điểm con tròn 1 tuổi và việc kỷ luật vẫn còn hiệu lực thì lúc này lao động nữ mới bị xử lý kỷ luật.

6. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Nếu mẹ trở lại đi làm sau nghỉ thai sản và trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thêm từ 05 ngày đến 10 ngày. Cụ thể được quy định như sau:

  • Lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên: tối đa 10 ngày.
  • Phải phẩu thuật khi sinh con: tối đa 07 ngày
  • Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
  • Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Để đảm bảo tối đa quyền lợi của bản thân, phụ nữ nên tìm hiểu về những quy định của pháp luật ngay cả trước khi mang thai. Và trong trường hợp cần thiết, hãy tìm đến luật sư hay văn phòng tư vấn pháp luật của nhà nước để được tư vấn cụ thể.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto