MÁCH LẺO CHO MẸ

Mẹ cần biết những kiến thức cơ bản về phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật

16-12-2016, 10:08 am     0 803

Có rất nhiều những phương pháp ăn dặm khác nhau Ăn dặm bé tự chỉ huy (BLW), Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), Ăn dặm truyền thống (ADTT), 3 days wait..., mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, không có phương pháp nào đảm bảo 100% các bé đều hợp tác, cũng không có phương pháp nào đảm bảo bé hợp tác từ ngày đầu đến ngày cuối. Mẹ hãy lựa chọn ra một phương pháp mẹ thấy hợp lý nhất và phù hợp với điều kiện gia đình nhất.

Có nhiều trường hợp chọn cho con ADKN, con không chịu ăn nên chuyển sang BLW, tình hình không cải thiện lại chuyển sang ADTT, rồi sau khi thử mọi cách không được kết luận bé nhà mình lười ăn. Mẹ cho bé ADKN, thấy con chỉ ăn vài thìa rồi thôi, trong khi các bé khác ăn bột ngọt hay ăn bột truyền thống cả bát con ngon lành, vậy là bé nhà mình không chịu ăn?

Bạn nhỏ nào cũng có nhiều thời điểm "không chịu ăn dặm". Thay vì mẹ cố bắt ép bạn ý ăn hoặc chuyển qua phương pháp khác thì hãy mở sách vở hoặc tài liệu trên mạng ra đọc và tìm hiểu. Khi hiểu rõ vấn đề bé nhà mình gặp phải thì hoàn toàn có cách xử lý, đơn giản chỉ là chấp nhận bé thời gian này muốn ăn ít, hoặc can thiệp bằng cách thử thay đổi cấu trúc thức ăn.. Trang bị đủ kiến thức về ăn dặm sẽ giúp mẹ không bối rối trước các vấn đề về ăn dặm bé nhà mình.

Điều quan trọng nhất đó là các mẹ HIỂU ĐỦ về phương pháp ăn dặm đã chọn cho con và KIÊN TRÌ với phương pháp đó. Trong bài viết này, Tuticare xin chia sẻ với mẹ một số kiến thức cơ bản liên quan tới phương pháp Ăn dặm kiểu Nhật

Các dụng cụ phục vụ ăn dặm:

- Bàn ăn: Gỗ hay nhựa, cao hay thấp lựa chọn phù hợp với gia đình.

- Yếm ăn: Nên mua loại hoàn toàn bằng nhựa hoặc silicon, mua loại có một lớp vải giặt lâu khô. Nên mua loại có máng đỡ vì khi bé lớn ăn thô và tự ăn hay rơi rớt ra ngoài.

- Bát đĩa: Nhựa hoặc thuỷ tinh gốm sứ đều được. Có thể tận dụng bát đĩa có sẵn ở nhà nhưng không dùng chung đồ với bé. Khuyến khích dùng bát đĩa nhựa vì bé có cầm ném vứt cũng không sợ mẻ vỡ. Các bé lớn thường thích mình có riêng một bộ bát đĩa dễ thương, phần nào việc này khuyến khích bé hứng thú với ăn uống hơn. Dù nhựa hay gốm sứ nên chú ý chọn loại dùng được cho lò vi sóng, chịu nhiệt tốt.

- Thìa ăn dặm: Nên đầu tư sắm thìa cho bé vì nó cũng ảnh hưởng đến việc hợp tác ăn dặm của bé. Có thể chọn thìa silicon, nhựa dẻo hay nhựa cứng đều được. Tất nhiên bé mới ăn khuyến khích thìa silicon hoặc nhựa dẻo hơn. Giai đoạn đầu nên chọn thìa nhỏ và nông vì thìa lòng sâu bé khó lấy được hết thức ăn trong thìa. Giai đoạn sau sử dụng thìa nông để ăn đồ thô, thìa lòng sâu để ăn các món nước. Đến giai đoạn bé tập ăn thì tặng bé bộ thìa dĩa vẹo các mẹ nhé.

- Thớt: Nên sắm mới ít nhất 1 thớt nhựa cho bé.

- Dụng cụ chế biến: Rây lọc, bàn mài, cối và chày giã. Dụng cụ chế biến có thể mua cả bộ hoặc muốn tiết kiệm các mẹ có thể mua lẻ ở các cửa hàng bán đồ trẻ em

- Khay trữ đông: Có thể sử dụng khay nhựa cứng có nắp đậy như khay đá. Khuyến khích dùng khay hoặc hộp chuyên dụng bằng nhựa mỏng vì kín hơn đảm bảo trữ thực phẩm tốt hơn và dễ lấy hơn nữa.

- Các sản phẩm khác có thể mua hoặc không tuỳ điều kiện:

+ Cốc nấu cháo bằng nồi cơm điện hay lò vi sóng: Rất tiện nên mua

+ Cốc tập uống nước: Không cần thiết nhưng dù có mua hay không vẫn khuyến khích các mẹ tập cho bé dùng ống hút từ 8m và dần chuyển sang uống bằng cốc. Cốc Richell vẫn là sản phẩm được đánh giá cao hơn hẳn Pigeon hay các hãng khác.

+ Bình uống nước: Khuyến khích nên mua đặc biệt với các bé hay đi chơi.
...

Thực phẩm ăn dặm:

- Nước dùng: Có 2 loại phổ biến và rất khuyến khích là nước dashi cá bào rong biển và nước soup rau củ. Có thể mua nguyên liệu về tự nấu và trữ đông dùng trong một tuần. Hoặc mua dạng bột đóng sẵn của các hãng chuyên đồ ăn dặm trẻ em như Pigeon, Wakodo.. Những sản phẩm này không có chất bảo quản hay chất tạo màu tạo mùi. Lưu ý không sử dụng loại của người lớn (tức là không phải sản phẩm chuyên ăn dặm) vì hàm lượng muối khá cao không phù hợp với các bé.

- Các loại nước cho bé:

+ Trà lúa mạch nên uống hàng ngày, bắt đầu sử dụng khi bé bắt đầu ăn dặm, rất tốt cho sức khoẻ và hệ tiêu hoá.

+ Nước bù điện giải: Ngoài lúc ốm sốt, đi ngoài thì nên thi thoảng sử dụng đặc biệt là những hôm mùa hè nắng nóng, hoạt động nhiều đổ mồ hôi.

+ Nước trái cây: Thi thoảng sử dụng để đổi vị.

- Bánh ăn dặm: Nên mua vì ngoài việc sử dụng như bữa phụ, cho bé ăn bánh ăn dặm là để tập nhai, tập tự sử dụng tay.

- Các sản phẩm khác tham khảo:

+ Bột đậu kinako: Nên mua vì là nguồn cung cấp đạm từ 5m, rẻ, tiện, dễ sử dụng, đảm bảo vệ sinh.

+ Nước tương tách muối Ofuro: Chỉ sử dụng được trong một tuần sau khi mở nắp. Sản phẩm đông lạnh chỉ nên trữ đông 1 tuần nên tóm lại một chai dùng hai tuần. Nên cân nhắc khi mua.

+ Phomai: 7m có thể dùng, nhưng tốt nhất nên dùng từ 9m. Tất nhiên nên chọn loại ít muối và ít béo, tuy nhiên quan trọng hơn là chú ý liều lượng. Ví dụ bé 7m có thể dùng được phomai lượng muối là x, loại A có lượng muối là xx thì nên dùng 1/2 viên, loại B có lượng muối xxx thì nên dùng 1/3 viên. Nhắc lại lượng dùng quan trọng hơn là lượng muối và chất béo trong từng loại phomai các mẹ nhé. Nên bắt đầu băng việc cho phomai vào cháo hoặc đồ ăn dặm, nấu chín qua nhiệt độ. Sau khi bé quen có thể chuyển qua ăn phomai ăn liền của QBB.

Mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản về phương pháp ăn dặm lựa chọn cho bé. Nhưng cũng tùy vào điều kiện gia đình cũng như sự hợp tác của từng bé, mẹ có thể linh động thay đổi. Mỗi em bé là một cá thể riêng biệt, vì thế mẹ cũng đừng sốt ruột nếu thấy bé không thích ăn hay không ăn với lượng như mẹ mong muốn. Hãy bình tĩnh để việc ăn uống trở thành niềm vui với cả mẹ và bé nhé!

 

 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto