MÁCH LẺO CHO MẸ

Liệu mẹ đã cho con ăn đường, muối đúng cách?

24-10-2016, 4:40 pm     0 1681

Đừng tưởng đường “vô hại” với trẻ!

Không chỉ trẻ em mà chính người lớn chúng ta có đôi khi cũng không ý thức được mình đang dung nạp vào cơ thể một lượng đường khá lớn hàng ngày. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, đường chỉ nên chiếm khoảng 5% trong chế độ ăn uống hàng ngày của mỗi người.

Chính vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý cẩn thận đến lượng đường trong đồ ăn của con ngay từ khi bé bắt đầu ăn dặm. Ai cũng biết những năm tháng đầu đời rất quan trọng đối với trẻ, do đó hãy tạo dựng cho con những thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ lúc này.

Đường không tốt cho sức khỏe răng miệng của trẻ em và nếu ăn quá nhiều còn có thể dẫn đến thừa cân béo phì, và do đó làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh cao huyết áp, tiểu đường và tim mạch sau này.

Đường chứa nhiều trong các loại thực phẩm!

Vấn đề ở đây là có rất nhiều đường ẩn chứa trong các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, kể cả các loại đồ ăn mặn.

Thậm chí một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng những loại thực phẩm đặc biệt nhắm đến đối tượng trẻ em như sữa chua, ngũ cốc ăn sáng và một số thực phẩm chế biến sẵn lại chứa nhiều đường hơn cả.

  • Hàm lượng đường trong một ly nước ép cam hoặc táo tương đương với 1 lon coca (khoảng 6 thìa café/ 250ml)
  •  Hầu hết các loại trái cây sấy khô (như nho khô chẳng hạn) đều có đường.
  • Pizza cũng có thể chứa rất nhiều đường, một số loại có thể chứa 1-2 thìa café đường/ 100g.
  • Các loại sữa chua và pho mát dành cho trẻ em có thể chứa đến 3 thìa café đường/100g.
  • Một khẩu phần sốt được chế biến sẵn để ăn chung với mì Ý có thể chứa từ 1-1,5 thìa café đường. Một khẩu phần sốt cà chua cũng chứa đến hơn 1 thìa café đường.
  • Ngũ cốc ăn sáng dành cho trẻ em, kể cả những loại được quảng cáo là bổ dưỡng nhất cũng cực kỳ nhiều đường, khoảng 3 thìa café/ 30g.

 Trẻ con thường không thích ăn rau nhưng có thể thích trái cây vì nhiều quả có vị ngọt. Do đó một số mẹ thấy con mình không chịu ăn rau bèn cho con ăn nhiều trái cây, thậm chí còn bổ sung thêm nước ép hay trái cây khô cho con ăn vặt. Nếu ở mức độ vừa phải thì vẫn có lợi nhưng thông thường đa số chúng ta đều cho con ăn quá mức cần thiết.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ ăn đường muối

Một số mẹo cắt giảm đường trong khẩu phần ăn của bé

Chuẩn bị sẵn một số món mặn cho con ăn vặt trong ngày. Mẹ có thể thay thế những thanh ngũ cốc chế biến sẵn hay trái cây khô, sữa chua có đường, bánh quy hoặc bánh ngọt bằng một số loại trái cây tươi ít đường hay veg-sticks (rau củ xắt dọc ăn vớt sốt mayonaise), bỏng ngô tự làm, bánh mì que và pho mát.

Chọn trái cây ít đường và cho con ăn 1-2 khẩu phần trái cây/ ngày. Mẹ có thể tham khảo một số loại trái cây ít đường như: dâu, đào, lê; Còn trái cây nhiều đường mẹ nên hạn chế cho bé nhà mình ăn như: nho, dưa hấu, đu đủ và táo.

Cố gắng cho con ăn trái cây có cả vỏ thay vì sử dụng nước ép vì chất xơ trong vỏ có thể giúp làm giảm bớt hiệu quả tác động của đường đối với trẻ.

Pha loãng nếu muốn cho con uống nước ép trái cây mẹ nhé. Việc này sẽ làm giảm lượng đường bé tiêu thụ, và mẹ nhớ chỉ nên cho bé uống sau bữa ăn thay vì đợi đến lúc ăn xế hay lúc đói. Đừng cho con uống các loại nước ga quá thường xuyên khi còn nhỏ mà chỉ trong một số dịp đặc biệt thôi mẹ nhé.

Tự chế biến đồ ăn cho con bất cứ khi nào có thể vì bạn sẽ kiểm soát được lượng đường mà mình sử dụng. Thỉnh thoảng mới nên cho con “thay đổi không khí” bằng các loại thực phẩm chế biến sẵn.

Cẩn thận khi chọn mua thức ăn cho bé. Việc này quan trọng nhé, các mẹ hãy chú ý đọc kỹ thành phần nguyên liệu trên bao bì vì đường có thể có nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như: concentrated fruit juice, fructose, golden syrup, inverted sugar syrup, molasses, hay sucrose.

Thế còn muối thì sao?

Chắc hẳn tất cả các mẹ có con nhỏ dưới 1 tuổi đều biết rằng không nên nêm muối khi chế biến thức ăn cho con ở độ tuổi này.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em dưới 1 tuổi không nên hấp thụ quá 1g muối/ ngày vì lúc này thận của bé còn quá yếu, và kể cả khi trẻ trên 1 tuổi thì cũng không nên ăn nhiều muối. Trẻ em từ 1-3 chỉ ăn tối đa 2g muối/ ngày, và trẻ từ 4-6 tuổi là 3g/ ngày.

Hầu hết tất cả các loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều ít nhiều có muối, chính vì thế có đôi khi chúng ta vô tình để cho con hấp thu quá nhiều muối mà không hay.

Kết quả hình ảnh cho cho trẻ ăn đường muối

Hầu hết các thực phẩm sử dụng hàng ngày đều có muối


Trẻ nhỏ không nên ăn nhiều muối vì thận của bé còn rất yếu nên chưa đào thải hết được. Chẳng hạn như 1 lát bánh mì có thể chứa đến 0.5g muối, do đó nếu con bạn vào khoảng 18 tháng thì chỉ nên cho bé ăn 2 lát bánh mì là đã đủ lượng muối cần thiết trong một ngày rồi.
 
Một số thực phẩm như ngũ cốc ăn sáng, cháo ăn liền, nước sốt hoặc tương cà chua cũng chứa khá nhiều muối. Nếu trên nhãn ghi thành phần nguyên liệu có chứa sodium thì mẹ cứ nhân thêm 2.5 nữa là ra khối lượng muối có trong sản phẩm.

Một số mẹo giúp mẹ cắt giảm muối trong khẩu phần ăn của bé

Tập cho bé thói quen ăn nhạt ngay từ nhỏ. Khi nấu cơm xong, hãy nêm thật ít muối và hạn chế cho bé ăn thịt xông khói hoặc các loại thịt chế biến sẵn (kể cả xúc xích). Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh sẽ có lợi hơn cho sức khỏe của bé sau này.

Ăn nhiều muối sẽ làm tăng huyết áp, từ đó tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch và đột quỵ khi bước vào độ tuổi trung niên.

Hạn chế cho bé ăn các loại thức ăn nhanh như gà rán hay pizza thường xuyên mà chỉ dắt con đi ăn vào những dịp đặc biệt. Và lưu ý khi đi ăn cùng con, ba mẹ đừng nên thêm muối vào thức ăn trước mặt bé.

Bên cạnh đó khi đi ăn ở ngoài, bạn cũng nên yêu cầu nhà hàng bỏ ít muối trong món ăn cho bé. Mặc dù không chắc là họ sẽ làm theo nhưng cẩn thận vẫn hơn phải không nào?

Hạn chế ăn thực phẩm được đóng gói sẵn. Các lọai bánh mì, ngũ cốc hoặc nước sốt được bày bán trong ngày ở siêu thị thường có ít muối hơn những loại bánh công nghiệp được đóng gói sẵn. Bạn có thể kiểm tra thành phần của chúng trên bao bì hoặc tra cứu trên mạng để tìm ra loại bánh có ít đường và muối nhất.

Đặc biệt nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng bánh mì thì hãy cố gắng tìm kiếm một loại bánh mì ít muối nhất có thể. Mẹ lưu ý là kể cả bánh quy cũng có muối nữa nhé, mỗi cái bánh quy chứa khoảng 0,2g muối đấy.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn chỉ thích ăn một loại bánh duy nhất mà loại đó lại chứa quá nhiều đường hoặc muối, bạn có thể bỏ một loại bánh tương tự nhưng ít muối hơn vào một hũ thủy tinh hoặc hộp giấy để “đánh lừa” bé.

Nguồn: mekhonghoanhao.com

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto