MÁCH LẺO CHO MẸ

Giáo dục sớm cho trẻ giai đoạn từ 0 – 10 tháng tuổi mẹ chỉ cần vừa đủ

25-07-2019, 10:02 am     0 5070

Không phải cứ áp dụng các phương pháp giáo dục sớm là bé có thể dễ dàng tiếp nhận và phát triển theo đúng mục đích. Việc bố mẹ cần làm không phải là sự thúc ép con, bắt con phải gồng mình học theo, bố mẹ sẽ là người khơi gợi tiềm năng trong con nhờ sự trợ giúp của các phương pháp giáo dục đúng lúc và vừa đủ. Đối với trẻ từ 0 – 10 tháng tuổi, bố mẹ có thể tham khảo những kinh nghiệm sau đây.

Giáo dục sớm cho trẻ giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi

Không phải ngẫu nhiên mà các bà bầu chăm chỉ nghe nhạc, các công bố thì thầm nói chuyện với em bé khi còn nằm trong bụng mẹ… điều này sẽ giúp bé thư giãn với âm nhạc, giúp bé sau sinh cảm thấy quen thuộc hơn khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Giai đoạn từ 0 – 3 tháng tuổi, bé đã bắt đầu định hình được các giác quan như nghe, nhìn, cảm nhận,… vì thế ba mẹ nên tạo điều kiện tốt nhất hỗ trợ cho con yêu phát triển các giác quan này bằng cách:

– Thính giác: Bố mẹ không nên áp dụng ngay các dụng cụ hỗ trợ bé học. Giai đoạn này bố mẹ chỉ cần thường xuyên cho bé nghe nhạc đã chọn lọc. Lưu ý: không nên mở nhạc quá to, mỗi lần chỉ nghe 15 phút. Bên cạnh ghe nhạc, mẹ cũng không quên nói chuyện với con và nói cho con nghe về các thứ xung quanh. Nếu đó là kệ có nhạc, mẹ nên chỉ vào các hình ảnh và nói tên các dụng cụ như đây là lục lặc, đây là con thỏ… để giúp trẻ dần dần có những nhận thức và lâu dần thành quen.

– Thị giác: Bé mới sinh thường hay nhìn ngắm thế giới xung, bé chưa thể nhìn xa. Chính vì vậy, trong phòng ngủ mẹ nên treo các bức tranh nhiều màu sắc chủ đề về phong cảnh, em bé và các con vật đáng yêu.

+ Ngày ngày cho trẻ nhìn tranh CARÔ đen trắng mỗi ngày chỉ 3 phút, để tạo khả năng tập trung cho bé. Nên dán bảng chữ cái gần giường của bé, với những chữ cái được in màu đỏ to và rõ ràng, bế em bé đến bảng chữ cái mỗi ngày chỉ 1 lần mỗi lần từ 2 – 3 giây thôi (sẽ khiến bé vui sướng mỗi lần được bế đến bảng chữ cái).

– Xúc giác: Khi cho bé bú mẹ nên cố tình để đầu ti chạm vào những vị trí khác nhau như môi trên, cằm, má trái, má phải,… để bé học cách cảm nhận không gian, cảm nhận được vị trí trên – dưới, phải – trái.

– Vị giác: Dùng khăn xô thấm ít nước nguội, nước lạnh, nước vị ngọt, vị chua, vị mặn,… từng vị một cho bé nếm. Đây là cách kích hoạt vị giác rất tốt.

– Cầm nắm: hãy cho bé cầm nắm ngón tay của mẹ. Em bé từ khi mới lọt lòng đượ huấn luyện cầm nắm đồ ngay vật sẽ rất nhanh khôn.

– Khứu giác: Hãy cho bé ngửi hương thơm của hoa, bé sẽ ngoái đầu về phía có hương thơm đó. Nếu cho bé ngửi nhiều mùi khác nhau, khứu giác sẽ được kích thích phát triển tốt.

Giáo dục sớm cho trẻ Giai đoạn từ 4 – 6 tháng tuổi

Giai đoạn này bé có thể nhìn xa 3 mét. Tay có thể cầm nắm đồ vật một cách có ý thức. Hãy luôn để em bé được ở gần mẹ trong giai đoạn này và thường xuyên kể chuyện cho bé nghe.

Những bé có thể phát ra âm ô, a, cha cha… khoảng 1 tuổi sẽ bộc lộ là đứa trẻ thông minh lanh lợi hơn hẳn những bé không được nghe mẹ kể chuyện hàng ngày.

 

– Thị giác: thay vì cho bé nhìn tranh, lúc này mẹ có thể bế bé lại gần bức tranh và nói chuyện về bức tranh cho bé nghe để giúp bé ghi lại ấn tượng. Nếu khi bật đèn sáng bé nhìn về phía ánh sáng chứng tỏ mẹ đã kích thích được thị giác trong con.

– Thính giác: Bố mẹ có thể cho bé ngồi xe đẩy đi dạo để bé nghe thấy những tiếng động từ thiên nhiên. Khi nói chuyện với bé phải dùng từ ngữ từ tốn, diễn cảm và vui vẻ. Có thể dùng cả điệu bộ chân tay đễ hỏi bé như "con đói bụng chưa?" với giọng nói diễn cảm tự nhiên để lôi cuốn bé. Khi nói chuyện phải nhìn chăm chú vào mắt bé, chờ bé trả lời. khi bé nói gì thì bắt chước bé ngay để khích lệ bé.

– Xúc giác: Hãy kích hoạt khả năng tóm, nắm của tay bé. hãy cho bé cầm nắm nhiều đồ vật khác nhau như len, bông , gỗ, vải…Cho bé nằm sấp trên bụng bố mẹ để bé ngóc đầu càng lâu càng tốt.

Giáo dục sớm cho trẻ Giai đoạn từ 7 – 10 tháng tuổi

Các mẹ có con sắp và đang bước vào giai đoạn này, lưu ý nhé:

Thị giác: Cho con xem cây cối đu đưa trong gió, cho con xem chuông gió mỗi khi gió thổi là có tiếng kêu vui tai phát ra. Trên đường đi chơi vừa đi vừa giảng giải nói chuyện với con. Hãy bế con trong tay và đi dạo đừng để trẻ ngồi xe đẩy vì như thế con không cảm nhận được mỗi bước đi. Bé được kề da áp thịt với cha mẹ sẽ có cảm giác yên tâm và sớm trở thành đứa trẻ thông minh.

– Thính giác: Cho bé nghe những bản nhạc nhẹ nhàng. Trẻ không cảm nhận được âm nhạc khi nghe nhạc rock, âm thanh lớn, dai dẳng từ bài này qua bài khác.

+Gõ chuông màu sắc cho bé nghe, bé sẽ nhớ sự khác nhau của các cung bậc nốt nhạc. Chú ý xem bé phản ứng thế nào trước những âm thanh lạ tai khác nhau.

– Xúc giác: Cho trẻ nắm ngón tay cha mẹ. cho trẻ cầm tờ giấy thích thì xé, thích vò thì vò. Để đồ vật vừa tầm với để trẻ tập với lấy đồ, không được cấm trẻ mút tay, mút tay đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bước vào giai đoạn phát triển mới, đó là khả năng đưa đồ vật vào miệng đã xuất hiện, nếu cấm trẻ mút tay sẽ làm mất tính tự tin của trẻ.

– Vận động: Cho trẻ bò thỏa thích, bày ra trước mắt trẻ nhiều món đồ nó thích để trẻ bò tới lấy. Tức là để cho chân bé được vận động hết sức. Hãy để trẻ bò thật nhiều trong suốt thời gian tập bò, không được nôn nóng cho trẻ vào xe tập đi sớm.

– Ngôn ngữ: Điều quan trọng nhất đối với trẻ trong thời kì này là sự phát triển về ngôn ngữ. Hãy nói chuyện với trẻ thật nhiều.

Lưu Văn Quảng - Founder Hệ thống mẹ và bé TutiCare

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto