MÁCH LẺO CHO MẸ

Dấu hiệu phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu mẹ cần lưu ý

24-06-2020, 12:00 am     0 1744

Hai bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ đều có biểu hiện phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc nên các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn 2 bệnh này với nhau. Tuy nhiên vẩn có một số dấu hiệu đặc chưng để cha mẹ có thể nhận biết nhằm có hướng xử lý và điều trị kịp thời cho trẻ.

1. Cách phòng bệnh

Phòng bệnh tay chân miệng:

Cần thường xuyên vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Đồ chơi, vật dụng trẻ hay cầm, nắm của trẻ cần được thường xuyên rửa sạch với xà phòng, dung dịch diệt khuẩn, phơi khô. Lau sàn nhà mỗi ngày bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.

Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng cần đưa trẻ tới cơ sở y tế khám. Trong trường hợp được chỉ định theo dõi tại nhà, cần tái khám mỗi 1-2 ngày trong 8-10 ngày đầu của bệnh. Trẻ có sốt phải tái khám mỗi ngày cho đến khi hết sốt ít nhất 48 ngày.

Phòng bệnh thủy đậu:

Cần tiêm phòng cho trẻ đầy đủ. Nếu trẻ bị thủy đậu cần cách ly trẻ tại nhà cho tới khi khỏi hẳn để tránh lây lan sang trẻ khác.

Bổ sung thêm vitamin C, nhỏ mũi 2 lần/ngày cho trẻ. Mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi và đặc biệt chú ý tới việc đảm bảo vệ sinh da cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng. Giữ bàn tay cho trẻ thật sạch.

2. Phân biệt bệnh tay chân miệng và bệnh thủy đậu

     2.1 Thời kỳ ủ bệnh

Bệnh tay chân miệng:

Giai đoạn ủ bệnh tay chân miệng từ 3-7 ngày. Người bị bệnh tay chân miệng có thể không biểu hiện triệu chứng, hoặc có thể chỉ có phát ban hay chỉ loét miệng.

Tiếp đến là giai đoạn khởi phát diễn ra từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày. Đặc biệt nhiều trẻ bị sốt cao, khó hạ sốt.

Dấu hiệu điển hình của tay chân miệng là phát ban dạng phỏng nước ở trong miệng (niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt), trong lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Bệnh thủy đậu:

Trẻ bị sốt nhẹ, sổ mũi, kém ăn, quấy khóc. Mụn thủy đậu xuất hiện là những mụn nước trong, hơi ngả vàng. Các nốt này khô lại vào ngày thứ 5, thứ 6, đóng vảy màu nâu sẫm và bong vảy vào ngày thứ 8, thứ 9, không để lại sẹo, trừ khi bị gãi loét ra và bị bội nhiễm.

     2.2 Con đường lây nhiễm

Bệnh tay chân miệng:

Là bệnh lây do một nhóm virus đường ruột. Bệnh xảy ra quanh năm với 2 mùa cao điểm từ tháng 3-5 và tháng 9-12.

Virus gây bệnh tay chân miệng còn có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh.

Bệnh thủy đậu:

Là do vius gây ra theo đường hô hấp. Bệnh thường khởi phát vào mùa đông xuân. Virus này cũng có trong những nốt thủy đậu và làm lây nhiễm cho những trẻ khác qua tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp.

     2.3 Phân biệt

Bệnh tay chân miệng:

Bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều và thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối. Bóng nước thường không gây ngứa và ấn không đau.

Bệnh thủy đậu:

Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cở khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau). Bóng nước xuất hiện toàn thân thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước.

     2.4 Biến chứng:

Bệnh tay chân miệng:

Nếu trẻ bị nhiễm virus tay chân miệng enterovirus thì có thể sẽ bị biến chứng tim mạch hô hấp, thần kinh rất nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, viêm màng não.

Bệnh thủy đậu:

Nếu không được giữ gìn và điều trị, bệnh thủy đậu cũng gây những biến chứng là bội nhiễm vi khuẩn khiến các nốt thủy đậu mưng mủ lâu khỏi, trẻ sẽ bị sốt cao kéo dài, viêm thận, viêm tai giữa, viêm phế quản – phổi,…

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto