Không nên chụp ảnh dùng đèn flash ở cự ly dưới 1m cho trẻ sơ sinh

19-06-2019, 10:11 am 6046

Ngày nay, khi smart phone được sử dụng phổ biến, rất nhiều ông bố bà mẹ đã sử dụng điện thoại để lưu lại khoảnh khắc đáng yêu của con. Chụp ảnh cho trẻ là không sai, nhưng liệu rằng, bạn đã chụp đúng.

>>>Sau 2 tuổi bé vẫn đi kiễng chân, nhón chân mẹ cần đưa con tới gặp bác sĩ

 

Mỗi chiếc điện thoại smart phone đầu được trang bị máy ảnh, có các chức năng đủ để thay thế chiếc máy ảnh cơ bản. Tuy nhiên, để tạo ra bức ảnh đẹp trong không gian thiếu sáng, thì việc phải sử dụng đèn flash là điều không tránh khỏi.

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội nổi lên câu chuyện về bé 3 tháng tuổi ( sống tại Trung Quốc), được chuẩn đoán mù vĩnh viễn một mắt, do bố mẹ chụp ảnh cách mắt 25cm mà quên không tắt đèn flash.

khong-nen-chup-anh-dung-den-flash-o-cu-ly-duoi-1m-cho-tre-so-sinh

 

 

Đèn flash có thực sự nguy hiểm với trẻ sơ sinh

Theo bác sĩ Hoàng Cương, trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung Ương, trên thực tế kết luận đèn flash máy ảnh làm ảnh hưởng mắt trẻ con là không thỏa đáng, khó thuyết phục giới chuyên môn cũng như hệ thống pháp lý. Ông cho rằng, mắt trẻ con 3 tháng tuổi có thể nhìn kém do rất nhiều nguyên nhân, không chỉ vì đèn flash máy ảnh.

Theo bác sĩ Cương, có vô số bệnh bẩm sinh, viêm nhiễm, chấn thương mắt và não gây mù cho trẻ con mà cha mẹ không thể phát hiện được bằng cảm tính. Bác sĩ nếu không được đào tạo bài bản, thiếu phương tiện chẩn đoán cũng rất dễ bỏ qua việc chẩn đoán sớm. Bức ảnh chụp cháu bé Trung Quốc cho thấy mắt bé nhắm với rất nhiều mủ vàng bám ở mi mắt giống như một viêm nhiễm cấp tính của bề mặt nhãn cầu.

khong-nen-chup-anh-dung-den-flash-o-cu-ly-duoi-1m-cho-tre-so-sinh

Bác sĩ cho biết, flash là phương thức kích thích bằng ánh sáng dùng trong chụp ảnh, ứng dụng trong một số kỹ thuật thăm dò chức năng mắt và thăm khám mắt hàng ngày. Flash giúp định thị tốt, lấy ảnh nét khi chụp hình. Với ngành nhãn khoa - thần kinh, flash tạo xung kích thích lên võng mạc giúp cho việc thăm dò chức năng của võng mạc và đường dẫn truyền thị giác.

“Trong khám mắt, bác sĩ dùng kỹ thuật flash để thử phản xạ đồng tử, tìm hiệu ứng Tyndall tiền phòng… Đèn flash khác rất nhiều với bom ánh sáng gây choáng của các võ sĩ ninja hay lực lượng đặc nhiệm. Loại vũ khí bom ánh sáng gây choáng thị giác, xây xẩm trong tích tắc giúp bắt giữ, lẩn trốn hoặc tiêu diệt thủ phạm dễ dàng hơn nhưng không gây mù vĩnh viễn cho ai”, bác sĩ Cương nhấn mạnh.

Những lưu ý khi cho trẻ sơ sinh tiếp xúc với các loại ánh sáng

Trong các loại ảnh sáng thì tia xạ do những vụ nổ hạt nhân hay nguyên tử là kinh khủng nhất. Tia tử ngoại hay còn gọi là tia UV có trong phổ ánh sáng mặt trời, bỏng tia hàn - một dạng bỏng tia U,  tuy không làm chói mắt nhưng gây hại khôn lường cho mắt. Tia X, tia hồng ngoại, tia laser có thể gây hại cho mắt tùy theo hoàn cảnh, thời gian và liều lượng phơi nhiễm.

Bác sĩ Cương khuyến cáo: "Đèn laser có thể gây bỏng võng mạc, không nên cho trẻ em dùng đèn bút laser chơi đùa tự chiếu vào mắt mình hoặc vào mắt nhau". Riêng với đèn flash máy ảnh, ông cho rằng không nên dùng đèn flash ở cự ly dưới 1 m khi chụp cho trẻ nhỏ, chủ yếu để tránh gây sợ hãi và choáng thị giác cho bé hơn là gây hại cho võng mạc.

khong-nen-chup-anh-dung-den-flash-o-cu-ly-duoi-1m-cho-tre-so-sinh

Thay vì lo lắng vấn đề chụp ảnh bé có flash, bác sĩ khuyên cha mẹ hãy lưu ý để phát hiện sớm những bệnh gây mù chu sinh, bẩm sinh cho bé trong năm đầu chào đời. Phát hiện dị tật hay bệnh lý cơ quan thị giác ở trẻ dưới một tuổi là điều không dễ dàng, ngay cả với các bác sĩ chuyên khoa. Do đó bệnh thường được phát hiện muộn.

Cha mẹ cần chú ý cho con uống vitamin A và tiêm chủng đầy đủ, phát hiện sớm các dị tật và bệnh lý mắt, tránh tai nạn và thương tích cho trẻ.

 (Theo Vnexpress)

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto