Cảnh giác đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

07-08-2020, 5:14 pm 716

Đã đi qua 3 tháng đầu nhạy cảm của thai kỳ. Ở tam cá nguyệt tiếp theo, tâm lý của mẹ bắt đầu được thả lỏng khi hiện tượng nghén cũng chấm dứt. Tuy nhiên sẽ có vài hiện tượng khiến mẹ lo lắng trở lại như đau bụng khi mang thai tháng thứ 5. Hiện tượng này xuất phát từ đâu, hãy cùng Tuticare lý giải.

Nguyên nhân thường gặp khiến mẹ bầu đau bụng khi mang thai tháng thứ 5

- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do thay đổi tư thế đột ngột, hoạt động mạnh hoặc đứng quá lâu. Hiện tượng này phát sinh do dây chằng bị giãn nở, kéo căng để bao bọc tử cung ngày 1 phình to. Hiện tượng này có thể diễn ra trong vài phút và tự biến mất khi mẹ tìm được tư thế thoải mái hơn.

dau-bung-khi-mang-thai-thang-thu-5

- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do hiện tượng táo bón thai kỳ. Có lẽ đây là hiện tượng mẹ bầu nào cũng gặp phải. Sự chèn ép của tử cung lên các cơ quan tiêu hóa cùng tác động của hormone thai kỳ khiến tình trạng này diễn ra thường xuyên. Đồng thời nó cũng gây ra các cơn đau khó chịu cho mẹ.

- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do mẹ bị một số bệnh đường tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Đồng thời sự nhạy cảm của cơ thể cũng khiến mẹ mắc phải các bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, nấm, viêm cổ tử cung…gây đau bụng.

 - Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do mẹ bị viêm ruột thừa. Khi bị viêm ruột thừa, các cón đau khá dữ dội xuất hiện ở 1 bên dụng dưới. Kèm theo các dấu hiệu như sốt, chóng mặt, buồn nôn. Nếu không được cấp cứu kịp thời, viêm ruột thừa sẽ mang lại rủi ro rất lớn cho mẹ và bé.

- Đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 do bong nhau thai non. Hiện tượng bong nhau thai sớm trước thời điểm dự sinh là một tai biến sản khoa đe dọa sự phát triển của bé. Nó khiến mẹ bầu đau bụng mới mức độ từ âm ỉ cho tới dữ dội, kèm theo ra máu âm đạo. Khi thấy các hiện tượng trên, mẹ hãy gặp bác sĩ ngay mẹ nhé.

 Mẹ  nên làm gì để hạn chế đau bụng khi mang thai tháng thứ 5 của thai kỳ?

Các cơn đau giai đoạn này đa phần không nguy hiểm. Tuy nhiên, mẹ cần theo dõi kỹ các cơn đau, không nên mang tâm lý chủ quan, tránh xảy ra các trường hợp đáng tiếc. Mẹ nên thực hiện các việc sau khi bị đau bụng ở tháng thứ 5:

- Bình tĩnh theo dõi cơn đau, cảm nhận mức độ và quan sát các dấu hiệu đi kèm nếu có. Nếu cơn đau kéo dài đồng thời xuất hiện các dấu hiệu bất thường, hãy tới ngay các cơ sở ý tế.

- Giữ chế độ nghỉ ngơi và hoạt động hợp lý. Tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp thể trạng. Tránh làm việc quá sức cũng như không đứng, ngồi, nằm 1 chỗ quá lâu.

 - Tạo niềm vui cho bản than, loại bỏ lo lắng, stress.

- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong suốt thời gian mang thai để tăng cường sức đề kháng giúp mẹ khỏe bé khỏe. Đặc biệt nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt để giúp cơ thể tạo hồng cầu. Uống đủ nước, bổ sung chất xơ thường xuyên để hạn chế tình trạng táo bón, trĩ ở bà bầu.

- Thực hiện các xét nghiệm định kỳ thường xuyên, đặc biệt là xét nghiệm máu, nước tiểu. Khám phụ khoa và điều trị dứt điểm ngay khi bị bệnh để đảm bảo sức khỏe cả mẹ và bé.

- Lựa chọn trang phục phù hợp. Ưu tiên quần áo rộng rãi, thoáng mát. Loại bỏ các loại quần dày, bó sát gây áp lực lên vùng bụng ảnh hưởng tới bé.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto