Mẹ cần lưu ý gì khi tập ăn dặm cho bé

09-04-2020, 3:18 pm 312

Khi bé bước vào thời gian ăn dặm, mẹ cần lưu ý thức ăn dặm chỉ là thực phẩm bổ sung và không thể thay thế sữa mẹ hay sữa công thức. Mẹ nên cho trẻ ăn dặm từ từ, theo nhu cầu của bé. Tránh ép buộc khi bé chưa sẵn sàng. 

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý những điều sau khi cho bé ăn dặm nhé!

5 điều cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm cho bé

Khi lên thực đơn ăn dặm cho Trẻ mỗi giai đoạn sẽ có những lưu ý riêng mà các mẹ nên biết.

1. Nấu chín, nghiền, xay nhỏ thức ăn

- Bổ sung kết hợp bột với các loại rau củ, quả.

- Bé 6 - 8 tháng phải nghiền nhỏ thức ăn nếu không bé rất dễ hóc.

- Đối với bé 10 - 12 tháng tuổi thức ăn không cần nghiền nhỏ, có thể ăn các thức ăn mềm, thức ăn nấu nhuyễn, cháo, bột có thêm chút “cái” để kích thích nướu giúp mọc răng, phát triển răng.

2. Phối hợp các nhóm thức ăn với nhau

4 dưỡng chất cần thiết là tinh bột, đạm, vitamin và chất béo cần kết hợp với nhau. Cân đối các nhóm tinh bột như khoai, gạo, mì...bổ sung thêm đạm có trong thịt, cá, trứng, tôm, cua...vitamin và khoáng chất có trong cà rốt, củ cải, rau ngót, rau dền, chuối, cam, đu đủ...và cuối cùng là chất béo của dầu hoặc mỡ…

3. Tuân thủ an toàn thực phẩm

- Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”.

- Thịt, cá, rau củ đều phải là sản phẩm sạch, tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng.

- Bổ sung thêm các loại nước ép trái cây.

4. Cho bé ăn đúng giờ

Tập cho bé ăn đúng giờ là cần thiết cho quá trình ăn dặm cũng như giúp cho dạ dày của bé làm quen với thức ăn, thời gian tiêu hóa thức ăn.

- Tập ăn dặm có thể ăn 2 bữa/ ngày.

- Ban đầu có thể cho bé ăn 6 bữa/ ngày với lượng ít, sau đó giảm dần còn 5 bữa rồi 3 bữa.

Chú ý: Các bữa ăn dặm của bé phải cách nhau ít nhất 2 giờ.

5. Tạo hứng thú cho bé khi ăn

- Lựa chọn các loại bán, chén, thìa ngộ nghĩnh, đáng yêu và nhiều màu sắc kích thích bé.

- Không gian ăn uống phải thoáng, nhà đông vui, tránh ồn ào quá mức.

5 Điều mẹ nên tránh khi cho trẻ ăn dặm

- Mẹ quá nóng vội: Quá trình ăn dặm của con phải từ từ từng chút một. Mẹ không nên nóng vội.

- Cho bé ăn thức ăn dễ gây dị ứng: Nhóm các thực phẩm dễ gây dị ứng như mật ong, trứng chưa chín hẳn, lạc...Tôm, cua phải làm kỹ trước khi nấu cho bé.

- Thức ăn quá nóng: Nếu cho bé ăn thức ăn quá nóng dễ khiến lưỡi của bé bị phỏng, gây sợ ăn, chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác với thức ăn.

- Nêm thức ăn của bé bằng khẩu vị người lớn: Trẻ ăn dặm thường không nêm gia vị hoặc nếu có thì chỉ nêm 1 xíu muối iot hay nước mắm là đủ.

- Dừng cho con bú sữa mẹ: Mẹ không nên dừng cho con bú. Từ 6 - 9 tháng bé bú sữa mẹ và ăn 2 - 3 bữa ăn dặm/ ngày. 10 - 12 tháng bú mẹ và ăn 3 - 4 bữa/ ngày.

Liều lượng và các thực phẩm nên cho trẻ ăn dặm

- Đối với trẻ trước 4 tháng tuổi chỉ cần bú sữa mẹ là đủ.

- Giai đoạn từ 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm.

+ Mẹ vẫn cho bé bú bình thường

+ Bắt đầu cho bé ăn lượng nhỏ từ 5 - 10 ml (1-2 muỗng cafe) rồi từ từ tăng lượng lên theo cơn đói của trẻ. Những ngày đầu bé có thể ăn 30 - 45ml cho cả ngày.

+ Các loại thực phẩm nên ăn giai đoạn này: rau, ngũ cốc, thịt hoặc thịt thay thế, trái cây mềm 45-75ml, 60-125ml (¼ - cốc) ngũ cốc nóng hoặc lạnh, 30 ml (2 muỗng canh) phô mai hoặc sữa chua…

+ Hãy để bé quyết định lượng thức ăn mà bé sẽ tiêu thụ, không ép bé ăn.

+ Bé 4 tháng tuổi đang tập ăn dặm chỉ nên ăn 2 bữa 1 ngày, các bữa cách xa nhau để bé kịp tiêu hóa hết.

- Giai đoạn 7 - 8 tháng và từ 9 - 12 tháng : Ăn dặm chính thức.

- Về lượng: Mỗi bé sẽ có một sức ăn khác nhau, có bé ăn nhiều, có bé ăn ít. Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của bé nhưng cũng không nên chia quá nhỏ. Nếu bé ăn ít thì cứ sau mỗi cữ bột mẹ cho bé bú thêm.

- Dù mẹ cho bé ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống hay kiểu BLW thì các bữa ăn của bé vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất là chất bột đường, chất đạm, vitamin & chất xơ và chất béo.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto