Thai nhi 37 tuần sinh được chưa?

23-03-2020, 4:34 pm 6249

Có nhiều mẹ bầu chọn hoặc được chỉ định phương pháp sinh mổ. Nguyên nhân chủ yếu do chuyển dạ khó khăn, thai to, và đặc biệt là do chọn giờ sinh mổ theo phong thủy. Nhiều bà mẹ lo lắng không biết Mang thai 37 tuần mẹ đã có thể sinh mổ được chưa? 

Mang thai 37 tuần mẹ đã có thể mổ được chưa?

Khi thai 37 tuần, bé yêu đã phát triển tương đối hoàn chỉnh với cơ thể tròn trĩnh và có thể nắm tay rất chặt. Cân nặng của thai nhi 37 tuần tuổi tầm 3kg và chiều dài khoảng 50cm tính từ đầu đến gót chân. Lúc này, bé cũng sẽ tập thở nhiều hơn và cơ thể sẽ sản sinh các chất có hoạt tính bề mặt nhiều hơn.

Đa số các bé có thể sẽ đủ khả năng tự thở và không cần nhờ tới hỗ trợ y tế nếu được sinh ra vào thời điểm này. Do đó, sinh con vào tuần này là thuộc diện sinh non an toàn nhưng không phải vì thế mà bạn có thể chủ động sinh mổ ở tuần thứ 37.

Do thai nhi chưa trưởng thành hoàn toàn nên phổi của những em bé sinh mổ trước 38 tuần vẫn còn non. Hơn nữa dịch ứ trong phổi do không qua đường sinh tự nhiên của mẹ nên các phế nang bị hẹp lại.

Trường hợp này, nguy cơ tử vong cho trẻ rất cao nếu không kịp cấp cứu hoặc nếu được cứu sống thì trẻ cũng chậm phát triển sau này do thiếu ô xy não kéo dài.

Ngoài ra, việc trẻ thở ô xy nhiều cũng gây ra tình trạng xẹp phổi. Tình trạng này là do phổi trẻ sinh non không có đủ chất surfactant – chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp phổi nở ra.

Khi sử dụng surfactant, chi phí rất tốn kém. Những trường hợp này, thời gian điều trị thường kéo dài hơn 2 tuần với chi phí trung bình khoảng 30 triệu đồng, thậm chí lên đến hàng trăm triệu đồng.

Do đó, nếu có thể mẹ bầu nên đợi thai nhi 38 tuần hãy tiến hành sinh mổ để chào đón bé, trừ trường hợp bất khả kháng vì chừng nào bé vẫn còn trong tử cung thì tất cả các nhu cầu của bé vẫn được đáp ứng, mẹ sẽ không vất vả sau này.

Trường hợp nào sẽ nhận được chỉ định mổ lấy thai

Các trường hợp sau đây được chỉ định mổ lấy thai:

  • Sản phụ có khung chậu bị hẹp hoặc lệch, dị dạng cơ quan sinh dục
  • Rau bong non, rau tiền đạo, có vết mổ cũ, ung thư cổ tử cung
  • Ngôi thai bất thường, thai không cân xứng với khung chậu,
  • Thai quá to, thai suy trong bụng mẹ, nước ối quá ít
  • Bé có dây rốn quấn cổ (khi có chèn ép dây rốn, suy thai)
  • Thai suy do quá ngày
  • Nguy cơ khi sinh mổ
  • Ảnh hưởng đến lần sinh kế tiếp: Trong lần sinh sau, thai phụ có thể bị vỡ tử cung do nứt, bung vết mổ cũ. Trường hợp này, con sẽ tử vong rất nhanh, mẹ cũng có thể tử vong nếu không kịp chuyển đến bệnh viện.
  • Tai biến trong lúc mổ: Do sai sót trong việc dùng thuốc mê, kỹ thuật gây mê hoặc do phẫu thuật viên thiếu kinh nghiệm mà vết mổ có thể bị rách thêm, nhiễm trùng (dễ làm bung vết mổ, băng huyết nặng).
  • Sản phụ bị tắc ruột, dính ruột, lâu hồi phục, ít sữa.
  • Trẻ có nguy cơ bị di chứng của suy hô hấp, bại não hoặc tổn thương trong lúc rạch tử cung…

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai 37 tuần

Đọc sách và xem phim : Đây là quãng thời gian bạn nên nghỉ ngơi thư giãn để có một kỳ sinh nở an toàn. Việc tận hưởng một bản nhạc, đọc sách hay xem phim cũng làm em bé của bạn cảm nhận được ít nhiều. Đặc biệt mẹ nên đọc sách cho con nghe hay cho bé nghe nhạc nhiều hơn. Khi bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái thì em bé trong bụng cũng vậy. Mẹ có thể tham khảo phương pháp thai giáo cảm xúc và thực hành theo nhé.

Tìm hiểu thực phẩm giúp đẻ thường dễ dàng: Một vài thực phẩm không được ăn ở 3 tháng đầu thai kỳ nhưng lại cần thiết ở tháng cuối thai kỳ. Những thực phẩm này, mẹ nên ăn trong những tuần cuối để tăng cường độ mở của tử cung và giúp sinh em bé dễ dàng hơn. Mẹ cần tìm hiểu chúng để áp dụng từ bây giờ đi nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto