Mang thai 17 tuan mẹ bầu và bé sẽ có những thay đổi gì?

08-04-2020, 9:36 am 998

Mang thai 17 tuần là thời điểm thích hợp để mẹ đặt lịch khám thai với bác sĩ chuyên khoa. Trong khoảng tuần từ 18 đến 22 tuần, mẹ nên khi khám thai để kiểm tra sự phát triển của thai nhi 17 tuần: não bộ, tim, cột sống, gan các cơ quan nội tạng,... Thêm vào đó, tại thời điểm này mẹ sẽ xác định được giới tính của bé.

Thai nhi phát triển mạnh khi mang thai 17 tuần

Mang thai tuần thai thứ 17 là lúc mẹ bầu cần xem xét đến vấn đề định kỳ siêu âm. Hiện tại, bé có chiều dài khoảng 14cm, cân nặng đã lên đến 200g. Có thể ví von vui nhộn là kích cỡ của bé bằng một củ hành tây!

Hiện tượng thai máy đã xuất hiện rõ hơn và mẹ có thể cảm nhận được những hoạt động của bé trong bụng mình. Những cử động như co duỗi chân tay diễn ra khá thường xuyên và liên tục. Lúc này các mạch máu đã hiện khá rõ dưới lớp da của bé. Từ đây cho đến lúc bé được một năm tuổi, lớp chất béo liên tục hình thành xung quanh các dây thần kinh.

Trong lúc siêu âm, nếu đứa bé trong bụng là trai thì bộ phận sinh dục đã hình thành khá rõ. Tuy nhiên, khi siêu âm nếu bé nghiêng người vào phía trong thì sẽ ảnh hưởng đến việc phán đoán là trai hay gái. Còn nếu đứa bé là gái thì tử cung và ống dẫn chứng đã hình thành và nằm vào đúng vị trí.

Vào thời điểm này, bé đã có thể nuốt dịch ối vào cơ thể. Thận của bé đã hình thành và bắt đầu làm việc để sản xuất nước tiểu. Những sợi tóc đầu tiên đã mọc trên đầu bé, cùng với đó là lớp lông tơ mịn bao phủ cơ thể của bé. Trong giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều hơn để tích trữ năng lượng cho sự hình thành hoàn chỉnh của cơ thể.

Những thay đổi về mặt thể chất của mẹ khi mang thai 17 tuần

  • Mẹ bầu sẽ thường xuyên thở hổn hển, cảm thấy mệt mỏi

Trong tuần thứ 17 của thai kỳ này, mẹ bầu sẽ thường xuyên thở hổn hển, cảm thấy mệt mỏi hơn. Nguyên nhân do hệ tuần hoàn phải làm việc tích cực để bơm máu đi nuôi cơ thể. Vì thế, ngay trong tuần này mẹ hãy đảm bảo bổ sung đủ các loại thực phẩm giàu vitamin C, sắt có trong thịt bò, rau củ xanh, ngũ cốc và trái cây tươi. 

  • Đổ mồ hôi nhiều trong tuần thứ 17 của thai kỳ

Chuyển sang giai đoạn tuần mang thai thứ 17, nhiệt độ cơ thể của mẹ sẽ tăng lên. Điều này khiến mẹ cảm thấy nóng nực và đổ mồi hôi nhiều. Vì thế để cảm thấy dễ chịu hơn, mẹ bầu có thể nhờ đến sự trợ giúp của quạt và điều hòa. Khi tắm, mẹ cũng nên tắm nước ấm, hạn chế mặc các loại vải được làm bằng sợi tổng hợp.

  • Mẹ bầu nên cẩn thận với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Bạn nên cẩn thận với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu trong giai đoạn mang thai tuần thứ 17 này. Bởi, niệu đạo của phụ nữ ngắn và nằm ở gần với âm đạo, lỗ hậu môn nên rất dễ bị viêm ngược dòng. Do đó, để phòng tránh hiệu quả bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ hãy vệ sinh sạch sẽ đường sinh dục, tiết niệu hàng ngày, kể cả trước và sau khi quan hệ tình dục. Thêm một lưu ý nữa, khi vệ sinh bộ phận đường sinh dục mẹ hãy rửa theo hướng từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn vào niệu đạo dễ gây viêm nhiễm.

  • Mẹ bầu dễ mắc chứng ợ nóng trong tuần thứ 17 thai kỳ

Lượng hooc môn tăng cao trong thai kỳ đã làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến cho axit tiết ra nhiều hơn. Lại thêm cảm giác nóng sau ngực do co thắt thực quản dưới bj giãn đã làm cho axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Do đó, mẹ bầu dễ bị ợ nóng nhất là sau khi ăn thức ăn cay nóng.

Để ngăn chặn chứng ợ nóng trong suốt thai kỳ, mẹ bầu hãy đảm bảo cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời, mẹ hãy tăng cường các loại thức ăn có dạng lỏng, loại bỏ thực phẩm gây cay nóng, đồ uống có chất kích thích. Nếu các triệu chứng ợ nóng trong tuần mang thai 17 này quá khó chịu gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của mẹ thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn tốt nhất. Bật mí một mẹo nhỏ là bà bầu uống nước dừa có thể giúp giảm triệu chứng ợ nóng nhé.

  • Những thay đổi về mặt tinh thần của mẹ bầu trong tuần mang thai thứ 17

Tuần mang thai thứ 17 này, chắc chắn thai phụ nào cũng háo hức, mong chờ từng cử động đáng yêu của bé. Mẹ bầu hãy luyện tập thói quen đặt tay lên vùng bụng, chờ đợi những chuyển động nhẹ nhàng của thai nhi để chắc chắn rằng con yêu của bạn vẫn khỏe mạnh.

Tuy nhiên trong giai đoạn này tình trạng suy nhược cơ thể cũng thường xuyên xảy ra. Nhất là những sản phụ đã từng có tiền sử về bệnh suy nhược thần kinh. Các mẹ nên nhớ rằng, đừng bao giờ “gặm” nhấm nỗi lo, nỗi buồn một mình. Hãy chia sẻ những khó khăn và lo lắng của mình với bác sĩ, hay nhờ sự giúp đỡ từ phía người thân nhé. Bởi, gia đình và người thân lúc nào cũng là chỗ dựa vững chắc nhất. Mẹ có thể tham khảo phương pháp thai giáo cảm xúc để giữ tâm trạng tích cực cho cả con và mẹ nhé.

  • Thay đổi của bé khi mẹ mang thai tuần thứ 17

Khi mẹ mang thai tuần thứ 17, lúc này bé sẽ dài khoảng 13 cm tính từ đỉnh đến đến mông. Da của bé sẽ trong suốt đến mức khi đi siêu âm mẹ có thể nhìn thấy được các mạch máu dưới lớp da. Khác với tuần mang thai thứ 16, tuần này sẽ xuất hiện một chất đặc biệt giúp bảo vệ các cơ quan nội tạng của bé khỏi những tác động trực tiếp từ nhiệt độ bên ngoài, của môi trường sau khi sinh.

Từ tuần thứ 17 trở đi, trong bụng mẹ sẽ xuất hiện thêm một lớp màu trắng trơn bóng phủ khắp toàn bộ cơ thể của bé. Đây là lớp bảo vệ da trong môi trường nước ối, giúp bé di chuyển dễ dàng hơn. Lớp màu trắng này sẽ duy trì và theo bé đến khi sinh.

Nếu bạn siêu âm trong tuần này sẽ nhìn thấy sự phát triển đặc biệt của bé. Bé sẽ biết nuốt dịch nước ối và thận. Những sợi tóc đầu tiên trên đỉnh đầu hay lớp lông tơ bao phủ khắp người cũng xuất hiện.

Thêm nữa trong giai đoạn này bé cũng ngủ nhiều hơn để tích lũy năng lượng cho sự hình thành và phát triển cơ thể. Vì thế, nếu thấy bé không cử động nhiều mẹ cũng đừng lo lắng quá. Trong những trường hợp bạn đang ngủ bé vẫn chuyển động và đạp vào bụng mẹ.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto