Cách giảm tình trạng phù chân khi mang thai cho bà bầu!

26-04-2020, 5:00 pm 613

Vào khoảng tháng thứ 5 đến tháng thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là do lượng máu và các chất lỏng khác trong cơ thể bà bầu tăng thêm 50% đề đáp ứng nhu cầu phát triển của thai nhi. Thêm vào đó, tử cung cũng gây áp lực lên tĩnh mạch làm cản trở sự lưu thông máu đến tim, cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một vài trường hợp đặc biệt cũng có thể so sự thay đổi của hormone trong cơ thể người mẹ. 

Nếu không đẻ ý kỹ thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật gặp phải ở những mẹ bầu. 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng sưng chân phù chân khi mang thai

Biểu hiện thường gặp nhất là bàn chân sưng to, chân có cảm giác nặng hay mẹ bầu khi mang giày, dép cảm thấy chật hơn bình thường. Đôi khi nếu ấn phía trước xương cẳng chân sẽ thấy lõm.

Cách giảm sưng chân hiệu quả cho bà bầu

Nếu như tình trạng sưng phù chân hoặc mắt cá chân không liên quan đến bệnh lý, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng. Thay vào đó, bạn có thể áp dụng những cách giảm sưng chân được gợi ý sau đây:

1. Giảm lượng muối tiêu thụ hằng ngày

Một trong những cách dễ dàng nhất để làm giảm sưng chân khi mang thai là hạn chế sử dụng muối trong bữa ăn. Điều này là do muối làm cho cơ thể bạn giữ nước dẫn đến tình trạng phù.

Vì thế, lời khuyên là bạn nên giảm tối đa lượng muối trong chế độ ăn của mình, đồng thời cũng hạn chế hoặc thậm chí không sử dụng thực phẩm đóng hộp vì chúng có chứa rất nhiều natri.

2. Bổ sung thêm các thực phẩm chứa kali

Việc thiếu kali sẽ làm cho tình trạng sưng phù chân thêm nghiêm trọng hơn do kali có vai trò giúp cân bằng lượng chất lỏng trong cơ thể bạn. Thế nên, tốt nhất là mẹ bầu cần bổ sung thêm kali cho mình bằng một số loại thực phẩm gợi ý như: khoai tây, chuối, rau bó xôi, đậu lăng, sữa chua và cá hồi… Tất nhiên, bạn không nhất thiết phải sử dụng tất cả mà nên tránh những loại bạn bị dị ứng. Nếu khả năng hấp thụ dinh dưỡng không cao bà bầu có thể cân  nhắc dùng vitamin dạng viên thay thế. Các nhãn hiệu vitamin như elevit bầublackmores pregnancy ironthuốc sắt prenatal không chỉ bổ sung kali và còn chưa nhiều dưỡng chất cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ.

3. Hạn chế nạp thêm caffeine

Mẹ bầu tiêu thụ caffeine được biết là không tốt cho sức khỏe của thai kỳ, đặc biệt là nó cản trở sự hấp thụ axit folic, một loại dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi mà nếu thiếu hụt sẽ gây dị tật ống thần kinh. Hơn nữa, caffeine còn có tác dụng như một chất lợi tiểu làm cho bạn đi tiểu nhiều hơn, từ đó cơ thể bạn nghĩ rằng nó cần phải giữ nước lại và điều này không tốt cho tình trạng sưng phù hiện tại.

Nếu đã có thói quen sử dụng trà và cà phê hằng ngày thì có lẽ bạn nên cân nhắc một lựa chọn khác. Bạn có thể sử dụng các loại thảo dược như bạc hà để thay thế chẳng hạn.

4. Uống nước nhiều hơn

Mặc dù nghe có vẻ bất hợp lý, tuy nhiên đây lại là cách làm giảm sưng phù chân rất tốt. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, bà bầu nên uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ của mình. Lý do là nước giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời khi bổ sung đủ nước thì các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn, ngoài ra còn tránh được tình trạng tích lũy chất lỏng gây phù. Bà bầu có thể uống nước dừa để đổi vị khi muốn.

5. Đặt gác chân lên cao

Bất cứ khi nào bạn có thời gian nghỉ ngơi, hãy gác chân trên một chiếc ghế cao hoặc một chiếc gối mềm để đôi chân được nghỉ ngơi.

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng không nên ngồi hoặc đứng lâu trong một thời gian dài mà nên thay đổi tư thế của mình để giúp máu lưu thông tốt hơn.

6. Hãy massage đôi chân của bạn

Việc massage chân cũng là cách làm giảm sưng cực kỳ tốt, giúp lưu thông máu và chất dịch trong cơ thể, từ đó sẽ giúp tình trạng sưng phù trở nên dễ chịu hơn. Trong khi thực hiện, bạn có thể thêm một ít tinh dầu oải hương hoặc bạc hà để có trải nghiệm thư giãn hơn.

7. Ngủ nghiêng về phía bên trái

Việc nằm ngủ ở tư thế này sẽ tạo ra ít áp lực lên các tĩnh mạch dẫn máu đến tim từ các bộ phận của cơ thể, hay nói đơn giản hơn là tư thế ngủ khi mang thai này giúp máu huyết lưu thông tốt hơn. Kết quả cuối cùng là tình trạng sưng phù sẽ giảm. Bạn có thể thử biện pháp này, kết hợp cùng với việc kê cao chân khi ngủ để làm tăng hiệu quả.

8. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục là một phương pháp giúp quá trình lưu thông máu trong cơ thể diễn ra trơn tru hơn. Vì thế, bạn nên duy trì việc tập luyện hằng ngày bằng cách thực hiện các bài tập vừa phải hay chỉ đơn giản là đi bộ. Việc luyện tập, dù là với bất kỳ hình thức nào thì bạn nên có sự tham khảo ý kiến từ bác sĩ nhé!

Mẹ bầu có cần đi khám khi bị phù chân 

Thông thường, mẹ bầu bị sưng phù chân hoặc mắt cá chân trong thai kỳ là những tình trạng không mấy lo ngại. Tuy nhiên, bạn cần đến bệnh viện ngay khi có những biểu hiện được liệt kê sau đây:

  • Đau nhức dữ dội ở vùng bị sưng
  • Sưng đỏ và lan rộng
  • Xuất hiện những vệt đỏ ở chân
  • Biểu hiện sưng tấy không thuyên giảm trong vòng 24 giờ
  • Chân không chịu đựng được sức nặng của cơ thể
  • Bạn đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục nhưng lại không thấy hiệu quả
  • Dùng các loại thuốc giảm viêm nhưng không phát huy tác dụng

Sưng, phù chân là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu vào những tháng cuối thai kỳ. Tuy khó chịu, nhưng nó lại có tác dụng hỗ trợ rất tốt nếu như bạn lựa chọn sinh theo đường âm đạo, giúp cho xương chậu mở rộng và giảm đau cho cơ thể. Nếu cảm thấy tình trạng này làm phiền bạn, hãy thử những cách làm giảm sưng chân đã được gợi ý ở trên nhé!

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto