Mang thai ở tuổi 42 - Nên hay không?

25-03-2020, 2:09 pm 31121

Do một vài nguyên nhân như hiếm muộn, quá bận rộn với công việc, ... mà một vài phụ nữ thường chọn trở thành mẹ khi đã ngoài 40 - 42 tuổi. Vậy mang thai ở tuổi 42 có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của mẹ bầu không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hơn một nửa số phụ nữ trên 40 tuổi gặp vấn đề về sinh sản.

Ở tuổi 40, khả năng có thai trong một năm là khoảng 40 đến 50% (trong khi ở giữa độ tuổi 30 là 75%). Đến tuổi 43, khả năng mang thai chỉ còn 1 - 2 %, một tỉ lệ vô cùng mong manh.

Trong khi khả năng có thai sụt giảm, tỉ lệ sảy thai lại tăng dốc ngược sau tuổi 40. Cụ thể, ở tuổi 40 tỉ lệ sảy thai là 34%, trong khi đó ở tuổi 45 tăng lên đến 53%. Song song với đó là sự tăng nguy cơ đối mặt với các biến chứng khi mang thai như tăng huyết áp và đái tháo đường.

Vấn đề về rối loạn di truyền cũng là một mối lo ngại khi mang thai ở tuổi 40. Ví dụ như hội chứng Down, khi 40 tuổi nguy cơ trẻ sinh ra mắc bệnh là 1/100, đến tuổi 45 thì tỉ lệ này tăng mạnh lên 1/30. Chính vì vậy, nên thực hiện các sàng lọc dị tật bẩm sinh như siêu âm, xét nghiệm DNA vô tế bào, chọc dịch ối hoặc sinh thiết gai nhau.

Gần 50% số trường hợp mang thai sau tuổi 40 cần phải sinh mổ, cùng với nguy cơ cao các biến chứng có thể xảy ra như sinh con nhẹ cân hay thai lưu.

Mặc dù tỉ lệ thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) giảm mạnh đối với phụ nữ trên 35 tuổi sử dụng trứng của bản thân, nhưng với trứng được hiến tặng thì tỉ lệ thành công vẫn khá cao (khoảng 50%) dù người mang thai ở độ tuổi cuối 40, bởi nguy cơ sảy thai và rối loạn di truyền phụ thuộc vào độ tuổi của người hiến tặng trứng.

Phụ nữ 42 tuổi có nên sinh con không?

  • Tuổi thọ cao hơn:

Phụ nữ sinh con muộn có thể sống thọ hơn. Theo nghiên cứu của The North American Menopause Society năm 2015, phụ nữ sinh con cuối cùng sau tuổi 33 có thể sống đến 95 tuổi nhiều gấp 2 lần số phụ nữ sinh con ở tuổi 29. Việc có con ở độ tuổi sau 40 là bằng chứng cho thấy hệ thống sinh sản lão hóa chậm hơn so với những phụ nữ khác. Mối quan hệ giữa sinh con và tuổi thọ đúng với hầu hết phụ nữ có 3 con.

  • Nhận thức và trí nhớ tốt hơn:

Theo tạp chí Parents, việc có con muộn có thể giúp phụ nữ nhận thức tốt và trí nhớ sắc bén hơn khi về già. Kết luận này được đưa ra dựa trên một loạt bài kiểm tra các hoạt động khác nhau của não bộ với 830 phụ nữ trung niên. Những phụ nữ sinh con cuối cùng sau 35 tuổi có trí nhớ tốt hơn. Nghiên cứu cũng phát hiện phụ nữ có con đầu lòng sau 24 tuổi giải quyết mọi vấn đề tốt hơn so với những người cùng tuổi có con sớm.

  • Bạn khôn ngoan và nhiều kinh nghiệm hơn:

Nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Development phát hiện những bà mẹ lớn tuổi kiên nhẫn hơn. Họ ít la mắng hoặc đánh đập con cái của mình. Thông thường, ở độ tuổi này, phụ nữ không có thai tình cờ. Do đó, họ ổn định hơn về mặt cảm xúc và tâm lý để sẵn sàng cho những thay đổi khi mang thai và sinh con.

  • Ổn định về tài chính:

Ở tuổi 40, hầu hết phụ nữ đã có sự nghiệp ổn định. Họ không phải lo lắng về vấn đề công việc hoặc thu nhập. Nhờ đó, họ có thể tập trung và dành nhiều thời gian vào việc chăm sóc em bé. Ổn định về tài chính cũng giúp phụ nữ giảm bớt căng thẳng với sự xuất hiện của một đứa trẻ.

  • Có thời giản trải nghiệm mọi thứ với con:

Ở tuổi 40, phụ nữ ít quan tâm đến tiệc tùng, vui chơi và bạn bè. Đây là lúc họ đã tích lũy được mọi trải nghiệm và mong muốn dành nhiều thời gian cho gia đình. Nếu có em bé vào thời điểm này, phụ nữ không còn lo lắng cho nhu cầu của bản thân nữa mà sẽ tận hưởng niềm hạnh phúc với con.

  • Cơ hội mang thai thấp:

Mặc dù có nhiều lợi thế, mang thai sau tuổi 40 gây ra nhiều rủi ro. Càng lớn tuổi, phụ nữ càng khó có cơ hội mang thai. Sau 32 tuổi, khả năng sinh sản của họ bắt đầu thấp đáng kể do số lượng và chất lượng trứng giảm.

  • Nguy cơ sẩy thai cao:

Nguy cơ sẩy thai tăng theo độ tuổi và sau 45 tuổi, nó có thể lên đến 50%. Ngoài ra, những thay đổi của cơ thể liên quan đến tuổi tác cũng ảnh hưởng đến quá trình mang thai. Chúng làm giảm chức năng nội tiết tố và tử cung, có thể dẫn đến sẩy thai. 

  • Nguy cơ bị loãng xương cao hơn:

Phụ nữ lớn tuổi sinh con có thể tăng khả năng mắc bệnh loãng xương khi về già. Theo tạp chí Health, phụ nữ sinh con sau 35 tuổi có nguy cơ bị bệnh này cao gấp đôi so với những người sinh sớm. Do đó, nếu mang thai ở độ tuổi này, phụ nữ cần chú ý bảo vệ xương. 

  • Nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ:

Đây là căn bệnh gây ra do phụ nữ thiếu nồng độ insulin khi mang thai. Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên tới 74%. Nếu quyết định làm mẹ sau 40 tuổi, bạn nên thực hiện xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thường xuyên và tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

  • Nguy cơ sinh non:

Phụ nữ mang thai khi đã lớn tuổi tăng đáng kể nguy cơ sinh non và thai nhi nhẹ cân. Yếu tố tuổi tác và các biến chứng tiêu cực như tiểu đường, bệnh tim mạch, tiền sử bệnh có thể là nguyên nhân gây sinh non.

Lời khuyên cho phụ nữ mang thai ở tuổi 42

Như đã nói ở trên thì bà mẹ mang thai ở tuổi 42 phải đối mặt với nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì vậy, thai phụ cần chú ý:

  • Ngay khi xác nhận (thử que) là có bầu, mẹ cần đi khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất để đảm bảo an toàn cho 2 mẹ con.
  • Sau đó, cần đi khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi, nếu có bất cứ vấn đề gì bất thường thì sẽ được xử trí kịp thời,
  • Ngoài ra, bà mẹ mang thai ở tuổi 42 cần chú ý chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung các loại vitamin bầu, khoáng chất cần thiết cho bà bầu từ thịt, cá, trứng sữa… đồng thời nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe.
  • Duy trì thói quen tập thể dục, vận động nhẹ nhàng: đi bộ, ngồi thiền hoặc tập yoga…
  • Tránh thức khuya thường xuyên, suy nghĩ nhiều khi mang thai, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Tóm lại, bà mẹ mang thai ở tuổi 42 sẽ có những rủi ro nhất định nhưng cũng là niềm vui, hạnh phúc của bố mẹ. Vì vậy, các mẹ không cần quá căng thẳng. Thay vào đó, hãy chú ý nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần và đến gặp bác định kỳ hay bất cứ lúc nào cơ thể có những biểu hiện bất thường nhé.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto