Tại sao mặc quá nhiều áo cho con khi trời lạnh chưa chắc đã đúng?

28-10-2019, 2:36 pm 2031

Những ngày này, nhiệt độ tại các tỉnh miền bắc nước ta có sự chuyển biến mạnh mẽ. Người già, trẻ em là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao do sức đề kháng yếu. 

Bảo vệ con khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi thời tiết trở lạnh là điều cần thiết, nhưng có những điều các mẹ làm tưởng chừng giúp con không bị ốm lại gây phản tác dụng. Đặc biệt, thời điểm giao mùa đông xuân, những đợt rét đậm, rét hại, lạnh khô đan xen mưa ẩm, trẻ càng dễ mắc các bệnh về đường hô hấp. Dưới đây là những sai lầm khi chăm sóc trẻ trong ngày lạnh mà các mẹ cần lưu ý.

1. Bao bọc con quá kín, cho bé mặc quá nhiều áo.

Trẻ sơ sinh dễ bị lạnh nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng về điều này. Việc quấn con trong lớp quần áo, chăn mền quá kín chỉ khiến chúng nóng bức, dễ bị nổi rôm sẩy. Chưa kể, khi quấn chặt, cơ thể trẻ tăng nhiệt, ra nhiều mồ hôi, không lau thường xuyên dễ bị nhiễm lạnh trở lại, dẫn đến viêm phổi. Mẹ nên mặc cho bé quần áo theo từng lớp thoáng mát, chất liệu cotton dễ thấm mồ hôi để không bị nóng trong người và cơ thể duy trì nhiệt độ thích hợp.

Ban ngày, mặc quá nhiều áo với chất liệu len hay bông sẽ làm cho mồ hôi không toát ra bên ngoài được, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây các bệnh về da. Vào ban đêm, trẻ mặc nhiều áo quần hoặc đắp nhiều chăn sẽ có thể ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, phải mặc quá nhiều quần áo, luôn đội mũ, đeo tất chân tất tay, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái trong vận động.

Với thời tiết lạnh giá, mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc mặc đồ cho trẻ “4 ấm 1 lạnh”. Đó là chúng ta cần đảm bảo giữ ấm 4 bộ phận trên cơ thể trẻ gồm: bàn tay, bàn chân, lưng, bụng; không nên che đầu trẻ quá kín, nhất là khi đang bị sốt hay ngủ. Còn khi đi ra ngoài, trẻ vẫn phải đội mũ ấm vì hầu hết nhiệt độ cơ thể bị mất qua vùng đầu.

2. Kiêng tắm vì sợ bé sẽ bị lạnh

Giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh rất cần thiết. Nhưng nhiều bố mẹ sợ bé bị cảm lạnh nên không dám tắm mà chỉ thay quần áo lại là sai lầm. Nếu không được tắm sạch sẽ thì trẻ sẽ ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc và chậm lớn.

Theo các chuyên gia, vào mùa đông các bé cũng cần được tắm rửa sạch sẽ. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì cần tắm mỗi ngày vì cơ thể vẫn còn nhiều chất gây bám, không được tắm sạch dễ bị bít lỗ chân lông, viêm nhiễm.

Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì có thể tắm 3 ngày/lần. Hàng ngày, bé vẫn cần được vệ sinh mặt, tay, chân và bộ phận sinh dục. Thời gian tắm khoảng 10-10h30 sáng và 13h30-16h chiều, bởi lúc này thân nhiệt ổn định.

Mẹ có thể lắp thêm Đèn sưởi cho nhà tắm để giúp bé luôn ấm áp. (https://www.tuticare.com/den-suoi-phong-tam-nha-tam-den-suoi-cho-be-386.html)

3. Cho bé tắm nước quá nóng

Không nên tắm nước quá nóng bởi da của trẻ nhạy cảm hơn so người lớn rất nhiều. Nhiệt độ nước thích hợp để tắm cho bé từ 33-36 độ C. Các mẹ nên dùng cổ tay hoặc khuỷu tay thử độ ấm trước. Nếu mẹ thấy nước ấm thì con sẽ cảm thấy nóng. Mẹ lưu ý, tắm cho bé trong phòng kín gió kết hợp với bật điều hòa hoặc máy sưởi. Tắm nhanh trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh. Chuẩn bị sẵn khăn khô lau người, quần áo, mũ tất mặc cho bé ngay sau khi tắm xong.

Độ sâu của nước trong chậu tắm phải đảm bảo không để bé cảm thấy lạnh và hở từ phần cổ trở lên. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì để mực nước trong chậu cao khoảng 13cm, đủ để toàn thân bé được ngâm vào nước và hở phần vai.

Phương pháp tắm đúng cách cho con:

Mẹ cần chuẩn bị chậu nước ấm, khăn xô, khăn choàng, dầu tràm khuynh diệp Ích Nhi, quần áo trải sẵn, mũ che thóp. Nhỏ 5-7 giọt dầu tràm – khuynh diệp Ích Nhi vào thau nước tắm. Tắm theo nguyên tắc từ dưới lên, cho 2 chân của bé chạm nước trước để làm quen. Thao tác nhanh ở bước tiếp theo, lau sạch những chỗ có ngấn như nách, cổ. Cuối cùng, rửa mặt và gội sạch đầu.

Tắm xong cho bé cần lau khô phần đầu ngay để tránh nước vào tai. Sau đó, choàng khăn và ôm bé vào lòng để áp hơi ấm từ mẹ sang con, khi thấy môi bé hồng trở lại thì bắt đầu mặc đồ và thoa dầu tràm khuynh diệp Ích Nhi dưới gan bàn chân, bụng để giữ ấm.

4. Không cho con ra ngoài

Trời chuyển lạnh, bố mẹ thường giữ bé ở trong nhà, không cho ra ngoài. Tuy nhiên, bé ở trong phòng lâu ngày dễ ốm yếu và mắc bệnh, chúng cần được ra ngoài để tăng khả năng thích nghi thời tiết, tăng sức đề kháng, phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm. Đi ra ngoài, mẹ mặc quần áo cho con đủ ấm, thấm hút tốt, đội mũ, đi tất và thường xuyên lau mồ hôi để tránh bị nhiễm lạnh. Thời gian thích hợp để đưa bé đi dạo hoặc tắm nắng là từ 9-10h sáng và 15-17h chiều.

Đặc biệt, khi trẻ đang ở trong phòng kín, ôtô có máy sưởi, điều hòa với nhiệt độ cao, ra ngoài trời lạnh rất dễ bị “sốc nhiệt” nếu không được mặc đủ ấm. Vì vậy, mẹ cần chuẩn bị sẵn áo và giày ấm áp để tránh cho bé bị cảm lạnh đột ngột.
Nằm điều hòa, máy sưởi ở nhiệt độ cao
Mùa đông nhiệt độ xuống thấp là lúc trẻ nhỏ thường mắc phải một số bệnh về hô hấp do nhiễm lạnh. Nhiều gia đình đã chọn sử dụng các thiết bị sưởi và đóng kín cửa nhà để giữ ấm cho bé. Nhưng đóng cửa cả ngày làm cho không khí trong phòng ngột ngạt, bí bách, thiếu oxy, khiến cơ thể mệt mỏi và tăng lượng vi khuẩn sinh sôi. Hơn nữa, cho trẻ nằm nhiều điều hòa còn khiến cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, đặc biệt máy sưởi sẽ làm trẻ bị khô mũi, ảnh hưởng hệ hô hấp gây khó thở.

Do đó, mẹ cần đảm bảo nhiệt độ phòng luôn ấm áp ở mức khoảng 28 độ C, thông thoáng và tránh gió lùa. Bật máy sưởi cho đủ ấm rồi tắt. Ngoài ra, các mẹ đặt thêm trong phòng một chậu nước ấm để cung cấp độ ẩm cho không khí, bảo vệ hệ hô hấp của bé tốt hơn.

5. Luôn cho con mặc bỉm mọi lúc

Những ngày lạnh, bỉm sẽ là giải pháp giảm tải việc giặt giũ cho mẹ và giữ ấm cho bé. Trời lạnh trẻ sẽ đi tè nhiều hơn so với mùa hè, khiến cho bỉm tích trữ nhiều nước tiểu, ẩm ướt. Việc mặc bỉm quá lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bé như nguy cơ bị lở loét, hăm da. Khi trẻ đi tiểu nhiều mà chưa kịp thay bỉm, nước tiểu sẽ ngấm ngược gây lạnh cho trẻ.

Mặc bỉm cả ngày lẫn đêm sẽ khiến trẻ rất khó chịu, bí bách, khó ngủ. Nếu mẹ rảnh rỗi lúc nào thì tháo bỉm lúc đó. Và chỉ cần đóng bỉm cho bé khi mẹ bận làm việc hay cho trẻ ra ngoài… Để làn da của bé luôn mềm mại, khô thoáng thì mặc một bỉm không quá 4-5 tiếng.

Trên đây là những sai lầm mẹ cần tránh để chủ động phòng bệnh cho con. Trường hợp bé chớm bị hắt hơi, sổ mũi, ho, cảm, cha mẹ cần áp dụng một vài bài thuốc dân gian từ quất, húng chanh, đường phèn, mật ong, … hoặc Siro ho cảm thảo dược có chứa các thành phần dược liệu an toàn đạt tiêu chuẩn GACP-WHO, để tránh quá trình viêm, nhiễm khuẩn lan rộng, bệnh tiến triển nặng hơn.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto