5 điều mẹ sau sinh cần tuyệt đối kiêng nếu không muốn ân hận cả đời

09-04-2019, 4:36 pm 431

Qúa trình sinh con là khoảng thời gian vô cùng vất vả nhưng rất đỗi thiêng liêng của người mỗi người mẹ. Dù sinh thường hay sinh mổ, người mẹ vẫn phải chịu sự đau đớn, thậm chí kéo dài tới những ngày sau sinh. Để hạn chế những ảnh hưởng về sức khỏe sau này, mẹ cần có chế độ ăn uống, cũng như sinh hoạt đặc biệt. Cùng Tuticare tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua bài viết sau:

Có lẽ chẳng bao giờ chị Thanh (Thanh Xuân, Hà Nội) lại có thể ngờ mình bị sa dạ con và liên tục bị lạnh kể cả vào mùa hè vì không chịu kiêng cữ sau sinh. Được biết, chị sinh bé đầu lòng vào thời điểm đợt rét kỷ lục đầu năm 2018, do chủ quan nên chị không giữ ấm cơ thể sau sinh, nên giờ đây lúc nào chị cũng cảm thấy mệt mỏi, thậm chí khi mùa hè nhiệt độ ở Miền Bắc rất cao nhưng chị vẫn cảm thấy “nổi da gà” và đặc biệt cực kỳ sợ ngồi trong phòng điều hòa. Đi khám Đông y, chị được biết, mình bị nhiễm lạnh sâu, đã “ngấm” vào trong cơ thể, khó có thể trị khỏi hoàn toàn.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sau sinh con, nếu không được nghỉ ngơi, bồi bổ cơ thể một cách tốt nhất thì rất dễ bị suy nhược cơ thể, thiếu máu và gặp nhiều biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe về sau. Trong đó, sa tử cung (sa dạ con) là bệnh dễ gặp ở những phụ nữ phải lao động nặng nhọc, mang vác nặng quá sớm sau sinh.

Vì vậy, chị em phụ nữ buộc phải luôn lưu ý những cách kiêng cữ khoa học nhất dưới đây:

1. Cần thư dẫn, hạn chế căng thẳng

Sau cuộc “vượt cạn” đầy khó khăn, sự thay đổi tâm sinh lý cùng việc phải chăm sóc trẻ khiến nhiều bà mẹ dễ rơi vào vào tình trạng căng thẳng khiến sữa càng ra ít.

Để giảm sự căng thẳng, người thân nên dành thời gian quan tâm đến sản phụ sau sinh. Biện pháp phụ giúp việc nhà từ người thân hoặc thuê người giúp việc sẽ giảm tải được áp lực sau sinh, giúp bà mẹ có thời gian thư giãn, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho em bé.

2. Không ăn thức ăn đã cũ hoặc lạnh

Cơ thể người mẹ mới sinh còn yếu ớt nên cần tránh ăn các loại thực phẩm được lên men, đồ ăn để qua đêm hay những món có tính hàn như cua, rau đay…

Mẹ nên ăn đồ ăn mới và nóng, đủ dưỡng chất kèm theo uống nhiều nước để cơ thể sản xuất sữa chất lượng cho con bú. Đặc biệt, mẹ không cần kiêng cữ sau sinh quá vì nhiều người bị hậu sản hầu như là do việc ăn kiêng/ăn sai cách hay sinh hoạt kiêng khem quá đà không ra ngoài trời, dẫn đến thiếu vitamin và dễ nhiễm bệnh.

3. Không nên tập thể thao hay hoạt động mạnh ngay 

Nhiều bà mẹ sau khi sinh sợ mất dáng nên nhanh chóng lao vào kiêng cữ, tập luyện thể thao để nhanh chóng lấy lại vóc dáng cân đối. Tập luyện hoặc hoạt động vội vã sẽ ảnh hưởng đến âm đạo, tử cung và xương chậu.

Tốt nhất các mẹ nên hoạt động ở mức vừa phải, bắt đầu bằng những động tác nhẹ nhàng. Còn những mẹ sinh mổ chỉ nên tập thể dục sau 1 tháng hoặc đợi vết thương lành lại mới có thể sinh hoạt bình thường.

4. Không nên quan hệ tình dục quá sớm

Cơ thể cần khoảng thời gian 20 ngày đến 1 tháng để hoàn toàn gột sạch sản dịch sau khi sinh, cho nên “chuyện ấy” lúc này là không nên. Sau khi sinh con thì phụ nữ còn đau và cơ thể chưa tiết đủ hoocmon để hoạt động tình dục được trơn tru. Chưa kể đến việc sinh mổ mà quan hệ tình dục quá sớm sẽ bị rách vết thương, gây nhiễm trùng vùng kín.

Vì vậy các ông chồng nên đợi khoảng 8 tuần hoặc khi nào mẹ sẵn sàng để không ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng và cả sức khỏe của vợ.

5. Đừng bê vác vật nặng

Khi nâng vật nặng, mẹ sẽ phải vận dụng cả cơ bụng, điều này có thể ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai hoặc vết thương ở tử cung. Đặc biệt các mẹ sinh mổ phải rất thận trọng bởi vì dù bên ngoài vết thương có vẻ lành lặn nhưng bên trong thì tổn thương chưa lành. Nếu mẹ nâng nhấc vật nặng hay nhón người với đồ trên cao có thể gây tổn thương vết mổ tử cung.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto