Lời khuyên chuẩn của chuyên gia dinh dưỡng cho người mang thai mẹ bầu phải biết để khỏe cả mẹ và con

13-05-2019, 11:18 am 441

Dinh dưỡng cho người mang thai cực kỳ quan trọng và cần được lưu ý trong suốt 9 tháng của thai kỳ.  Cuộc sống sẽ dần thay đổi ngay khi bạn biết tin mình có thai. Nhất là với những mẹ “tập 1” sẽ không khỏi bỡ ngỡ, xen chút lo lắng.  Vậy chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu như thế nào là đạt chuẩn. Hãy đọc ngay bài viết sau đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé.

1, Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu:

Ba tháng đầu thai kỳ sẽ là khoảng thời gian bạn thường xuyên có cảm giác buồn nôn, khó chịu bụng. Đây chính là cảm giác ốm nghén. Nhưng bạn đừng lo, hãy bổ sung các thực phẩm sau đây, cơn nghén sẽ giảm đi nhiều đấy.

Tháng đầu tiên của thai kỳ ăn sao để vừa bổ dưỡng vừa giúp giảm nghén?

- Buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bạn hãy ăn vài miếng bánh quy hoặc trái cây sấy khô, kết hợp uống 1 cốc ngũ cốc. Việc này sẽ giúp bổ sung carbohydrate cho bạn.

- Mỗi ngày bạn nên có 6 bữa ăn nhỏ thay vì 3 bữa chính.

-Thịt gà nạc, ăn với tinh bột là thực phẩm dễ tiêu hóa, giúp bạn cảm thấy nhẹ bụng hơn. Bạn cũng nên dùng thêm sữa ít béo hoặc các chế  phẩm từ sữa vào buổi sáng và tối nhé.

-Bạn không nên uống nước trong khi ăn. Việc này sẽ ảnh hưởng tới việc nghiền nhỏ thức ăn trước khi chúng đi xuống dạ dày.

-Hạn chế các đồ ăn nhanh, chiên rán, đồ ngọt hoặc cay. Những thức ăn này sẽ làm tăng tình trạng ốm nghén của bạn.

- Tuyệt đối không ăn các thức ăn chưa nấu chín như: trứng sống, thịt tái, sashimi,….

Tháng thứ 2 của thai kỳ nên bổ sung gì trong bữa ăn?

Trong khoảng 3 tháng đầu, bạn nên tăng ít nhất 0.4kg. Bạn không cần phải ăn gấp đôi, tuy nhiên cũng phải ăn nhiều hơn  trước, mỗi ngày khoảng 300 calorie với các món ăn chất lượng.

Cũng giống như tháng đầu tiên, bạn nên bổ sung các loại ngũ cốc, bánh mỳ, trái cây, hay sữa và các chế phẩm từ sữa. Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.  Bổ sung canxi từ tự nhiên hoặc sử dụng thêm viên uống canxi nếu bạn là người bận rộn.

Tham khảo viên uống canxi chính hãng tại: https://www.tuticare.com/combo-vitamin-ostelin-vitamin-elevit-vitamin-bioisland-dha-item24795.html

Sang đến tháng thai kỳ thứ 3, chế độ ăn uống có gì khác?

Một tin vui cho bạn là sang tháng thứ 3, cảm giác ốm nghén sẽ được giảm đi đáng kể. Lúc này, bạn cần đặc biệt quan tâm tới chất lượng bữa ăn.

Nếu 2 tháng trước bạn ăn chưa đúng cách? Không sao, bạn có thể bắt đầu bổ sung dưỡng chất cho bé từ thời điểm này.  Bạn nên có 3 bữa chính và 2 đến 3 bữa phụ mỗi ngày. Kể từ sau tháng  thứ 3, bạn nên tăng khoảng 0.5kg mỗi tuần nhé.

Để dễ dàng đạt tới mục tiêu đó hơn, bạn nên tuân thủ lời khuyên của các chuyên gia sau đây:

-Tạo thói quen bổ sung trái cây và rau củ, các loại hạt, hạn chế đồ ăn vặt chứa nhiều calo, ít dinh dưỡng như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

 

- Mỗi ngày, bạn nên uống ít nhất 8 ly nước, bổ sung thêm nước trái cây tươi, súp, canh. Và đặc biệt, nên uống 3-4 ly sữa ít béo mỗi ngày để cơ thể nạp thêm canxi nhé.

- Bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2, Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 4

Sang tháng thứ 4, bụng bầu đã bắt đầu xuất hiện. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm sắt và đảm bảo duy trì chế độ dinh dưỡng đa dạng, cân bằng.

Những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt gà, các loại đậu, rau có màu xanh đậm, bông cải xanh, ớt chuông. Bạn cũng nên dùng thêm chanh để cung cấp cho cơ thể lượng vitamin C tự nhiên nhé.

Bác sĩ cũng sẽ yêu cầu bạn dùng thêm viên sắt nếu cần thiết. Một loại viên sắt được các mẹ tin dùng là Blackmores. Bạn có thể tìm mua viên sắt này tại đây 

Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn trong thời gian này. Cứ sau 2 giờ đồng hồ, mẹ bầu nên ăn thêm thức ăn lành mạnh để ngăn ngừa chứng mệt mỏi, buồn nôn.

Tháng thứ 5 mẹ bầu cần ăn gì?

Vào thời điểm này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái, dễ chịu nhất. Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng và tinh thần thoải mái hơn hẳn. Cuối tháng thứ 5, bạn cần tăng thêm 1,5- 2kg.

Cơ thể bạn lúc này bắt đầu trở nên cồng kềnh hơn, tình trạng tích nước sẽ xuất hiện. Bạn nên giảm lượng muối trong các bữa ăn, tránh ăn các thức ăn nhiều muối như khoai tây chiên, các loại thịt xông khói,… Uống 8 ly nước mỗi ngày để lọc bớt những chất lỏng không cần thiết.  Uống thêm 2 ly sữa và sử dụng các chế phẩm từ sữa để bổ sung lượng canxi thiết yếu.

Nếu bạn cảm thấy thèm thịt đỏ, đây là dấu hiệu bạn đang thiếu sắt, hãy bổ sung sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn thèm đồ ngọt, thì nên cố gắng hạn chế nhé.

Thực đơn tháng thứ 6 như thế nào cho đúng

Đến cuối tháng này là bạn đã vượt qua 2/3 chặng đường rồi đấy. Cảm giác đói sẽ xảy ra thường xuyên hơn do bé đã lớn hơn và nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Lúc này bạn nên tăng 6-8kg so với trước khi mang thai nhé.

Mỗi khi con đói, bạn nên ăn thêm các loại ngũ cốc, rau, hay trái cây, hoặc uống một ly sữa. Bạn cũng cần bổ sung chất béo lành mạnh thông qua thịt, các loại đậu.

Nếu bạn xuất hiện triệu chứng táo bón, bạn có thể ăn thêm yến mạch, gạo nâu, chất sơ từ các loại rau xanh sẫm.

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto