10 cách kích thích thị giác của trẻ càng sớm càng tốt cho sự phát triển sau này?

30-07-2019, 2:52 pm 6541

Người ta thường ví “đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”, đôi mắt giúp bạn nhìn được cả thế giới. Bởi thế kích thích thị giác của bé trong những năm tháng đầu đời là rất quan trọng, đây cũng là giai đoạn khai mở các giác quan khác của con người.

Thực tế, năng lực thị giác còn góp phần hoàn thiện các chức năng khác của hệ thần kinh. Vì một khi đã nhìn được, bé sẽ sớm hiểu được những gì chúng ta nói với con. Một khi đã nhìn được, nhu cầu vận động của con sẽ tăng lên đáng kể.

1/Bố mẹ nên có biểu cảm gương mặt vui vẻ giai đoạn bé mới sinh

Trong suốt quá trình phát triển thị giác của bé đặc biết lúc mới sinh được nhìn thấy khuôn mặt của những người chăm sóc bé, bé sẽ có cảm giác an tâm hơn. Có bằng chứng khoa học cho thấy các em bé có sự yêu thích tự nhiên đối với những khuôn mặt người. Với tầm nhìn từ 20 – 30cm bé có thể nhìn thấy khuôn mặt, mái tóc mẹ, ánh mắt và màu tóc mẹ…

Chính vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên giao lưu trực tiếp với trẻ thông qua ánh mắt không những giúp phát triển thị giác của bé mà còn tăng mối liên kết của bố mẹ và con.

2/Giúp bé nhận biết màu đen trắng

Khoảng 1 tháng tuổi bé có thể nhìn thấy màu sắc nhưng chưa có khả năng phân biệt giữa các sắc độ khác nhau, vì thế, bé thích nhìn những màu sắc có độ tương phản và hình thể rõ ràng. Mẹ nên kích thích thị giác của bé bằng những đồ chơi, tranh ảnh có độ tương phản màu sắc cao và đậm như đen, trắng.

3/Giao tiếp với con bằng ánh mắt nhiều hơn

Việc giao tiếp bằng mắt sẽ rất quan trọng cho sự phát triển thị giác của bé. Mẹ sẽ ngạc nhiên khi bé có thể bắt chước được những cử động đơn giản trên khuôn mặt mẹ. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy sự tư duy và các giải quyết vấn đề của trẻ.

4/ Cho bé làm quen với các màu cơ bản

Từ 2 tháng tuổi, thị giác của bé sẽ phát triển đủ để phân biệt các màu sắc tươi sáng, sặc sỡ. Đây thời điểm tốt để mẹ giới thiệu những đồ chơi và sách ảnh có màu sắc rực rỡ cho bé. Mẹ có thể thấy rằng bé cưng sẽ bị thu hút bởi màu cơ bản như đỏ, vàng và xanh dương và cũng rất thích nhìn vào hình dạng và kiểu dáng, hoa văn khác nhau.

5/Chơi trốn tìm cùng bé

Nếu cho rằng, bé 5 tháng tuổi còn quá sớm để chơi trò trốn tìm thì đó là suy nghĩ sai lầm. Bởi vào thời điểm này, trung tâm thị lực ở não đã phát triển đáng kể, cho phép bé nhìn rõ nét hơn, chuyển động mắt nhanh hơn và chính xác hơn để theo dõi đồ vật di chuyển.  Mẹ hãy đặt món đồ chơi yêu thích của bé trên một kệ thấp hoặc địa điểm nào đó bé dễ thấy, chắc chắn nhà thám hiểm tí hon sẽ rất hứng thú khi định vị được vị trí, tập trung nhìn và bò đến nhặt món đồ chơi lên. Hoặc mẹ có thể cho bé chú ý đến món đồ mẹ cầm trên tay, rồi từ từ di chuyển nó từ phải sang trái, từ trên xuống dưới ở phía trước mặt bé, sao cho trẻ dõi mắt nhìn theo.

6/Kích thích trẻ sử dụng mắt kết hợp hành động

Tại thời điểm 4 tháng tuổi bé đã bắt đầu hiểu được khoảng cách. Đây là lúc thích hợp để giới thiệu đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy cho bé. Bé sẽ rất thích nhìn các vật thể chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm, bắt, kéo đẩy. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé đấy!

Xúc giác chính là cơ quan phát triển hoàn thiện nhất khi bé được sinh ra và phát triển trong suốt những năm đầu đời. Thông qua các cảm giác sờ mó, đè ép, đau, nóng, lạnh, nhột, rung... bé sẽ có các trải nghiệm đầu tiên với môi trường xung quanh. Điều này là một trong những yếu tố thiết yếu cấu...

7/Giúp bé nhận diện hình ảnh

Đến 8 tháng, con bạn đã có thể nhận ra mọi người hoặc đồ vật ở phòng khác. Mẹ hãy đặt một số ảnh ông bà, bố mẹ, những người quen thuộc trong gia đình lên sàn nhà và để bé tìm ảnh của từng người. Trò chơi này giúp bé sớm nhận diện được mọi người xung quanh.

8/Thức đẩy thị giác bằng việc nhận diện thực phẩm hàng ngày

Việc trẻ thưởng thức những thực phẩm có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau cực kỳ có lợi cho sự phát triển thị giác. Nếu có thể, mẹ hãy để bé tập tự ăn. Vì với phương pháp này sẽ giúp bé có trải nghiệm rất tốt về hình dạng, màu sắc, kết cấu của món ăn, đồng thời có thể phát triển thuần thục hơn sự phối hợp tay- mắt.

9/Cho bé làm quen khám phá với môi trường mới

Đừng giới hạn bé trong không gian quen thuộc, thỉnh thoảng mẹ nên cho bé khám phá môi trường mới lạ bên ngoài. Đặt bé ở trên địu, ngồi trên xe đẩy và cùng mẹ đi dạo trong khu phố, công viên, hoặc đến siêu thị, sở thú.  Khi ra ngoài, mẹ có thể chỉ và nói cho bé những gì mẹ nhìn thấy: “Đó là một con chó con” hoặc “Cái cây này to quá” hay “Con có nghe thấy còi xe cứu hỏa không”… Tất cả những điều này sẽ cho bé một cơ hội tuyệt vời để quan sát những điều mới, kích thích thị giác phong phú cho trẻ.

10/ Cho bé soi gương

Nếu có 1 chiếc gương lớn, mẹ đặt bé trong lòng, ngồi đối diện với gương ở khoảng cách vừa đủ gần giúp bé có thể nhìn rõ. Nếu gương nhỏ, bạn có thể đứng bế bé đối diện trước gương. Tiếp đến, mẹ chỉ vào gương và nói từng bộ phận trên mặt bé. Đương nhiên bé sẽ chẳng thể nào hiểu 100% điều mẹ nói, nhưng ít ra bé sẽ cảm thấy thú vị và hào hứng.

Nhìn hình ảnh phản ánh của mình trong gương, trẻ sẽ học được sự tập trung, theo dõi hình ảnh và khám phá nét mặt. Thêm vào đó, nó thúc đẩy sự phát triển của bé trong khả năng tương tác cảm xúc với mẹ và cả chính mình.

Lưu Văn Quảng - Founder Hệ thống mẹ và bé TutiCare

Bài viết bạn nên xem thêm

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto