MÁCH LẺO CHO MẸ

Làm thế nào để bé sẵn sàng cho ngày đầu đến lớp

24-08-2020, 12:00 am     0 858

Tùy theo tính chất công việc của cha mẹ và điều kiện gia đình, nhiều cha mẹ phải gửi trẻ đến nhà trẻ hoặc trường mẫu giáo. Nhiều băn khoăn liên quan đến việc làm sao để ngày đầu trẻ đến trường là những chuỗi ngày hạnh phúc? Làm sao trẻ có thể hòa nhập tốt với môi trường mới mà không có mẹ bên cạnh? Những biểu hiện của trẻ sau những ngày đầu đi nhà trẻ như hay khóc và bám mẹ hơn, tối ngủ hay cựa quậy và khó ngủ, hoặc khóc đòi mẹ không muốn đi… Làm sao để những điều này trở nên dễ dàng cho trẻ. Tất cả chúng ta đều muốn con trẻ vui vẻ, vậy làm sao chuẩn bị tốt cho một bước chuyển mới từ môi trường rất secure (an bình) với trẻ (ở nhà với mẹ) sang môi trường nhà trẻ quá ư lạ lẩm (không có mẹ bên cạnh)?

Những thay đổi khi trẻ tới trường

Những sự thật không thể thay đổi khi chuyển từ môi trường an toàn sang môi trường lạ lẫm là sự thích nghi với những nguồn stress mới. Giống như người lớn chúng ta, khi chuyển nơi làm việc hoặc đổi 1 sếp mới, chúng ta cũng có nhiều lo toan đại loại như: Liệu đồng nghiệp có thân thiện không? Liệu có ma cũ ăn hiếp ma mới không? Công việc có phức tạp không? Sếp có dễ gần không?... Hàng loạt câu hỏi xoay quanh đầu của bạn. Trẻ con cũng giống như bạn, thậm chí còn có nhiều câu hỏi hơn bạn, tất cả trẻ muốn biết liệu không có mẹ thì trẻ có được yêu thương, vòi vĩnh hay chiều chuộng không? Nếu bạn để ý, bạn có thể nói trẻ trước về lớp học mới, cô giáo mới, trẻ có vẻ hứng thú nhưng rất nhiều câu hỏi của trẻ sẽ bi bô hỏi bạn, và cuối cùng trẻ quyết định chọn sự secure là ở nhà với bạn. Điều này cho thấy trẻ cũng có những biểu hiện của sự đắn đo và ảnh hưởng bởi nguồn stress mới, và cách mà trẻ học cách chấp nhận và lựa chọn.

Những nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ hormone Cortisol tăng cao khi trẻ đến lớp ngày đầu tiên, tiếp tục cao đến 2 tuần đầu tiên và luôn giữ mức cao ở 4 tháng đầu tiên. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là hormone giúp trẻ thích nghi với những tác nhân stress của môi trường mới.

Cùng với những thay đổi hormone, trẻ có thể có những biểu hiện hành vi để đáp ứng với những thay đổi như trở nên bám mẹ, hay mè nheo khi gặp mẹ, những trải niệm mới làm trẻ có những giấc mơ khá lạ làm trẻ có giấc ngủ hơi phức tạp.

Tất cả những thay đổi này được quan sát là gần như đều có ở những thời gian đầu trẻ đến lớp vì có thể giúp trẻ trở nên chủ động và đối phó hơn 1 nguồn stress rất lớn mà bé phải chấp nhận thích nghi là “cả ngày không gặp mẹ”. Đó là một quy trình không thể làm khác hơn của cơ thể. Tuy nhiên, những thay đổi này sẽ dần giảm tùy theo mức độ thích nghi của trẻ và những yếu tố bên ngoài giúp sự thích nghi trở nên bớt căng thẳng.

Những yếu tố bên ngoài giúp trẻ bớt căng thẳng

Trong một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu GS. Lars-Erik Malmberg, ĐH Oxford, Anh Quốc, môi trường lớp học và sự tương tác chuyên nghiệp của bảo mẫu/cô giáo có vai trò hỗ trợ giúp trẻ dễ hòa nhập và thích nghi với môi trường mới. Những khía cạnh có thể tham khảo như:

*Nơi học là nơi có trang bị những hoạt động để khuyến khích trẻ chủ động tham gia hoặc ít nhất cũng làm trẻ chú ý dù là 1 vài ánh mắt nhìn.

*Nơi học cần giảm đi các áp lực không gian như chật hẹp và tù túng, màu sơn hoặc môi trường nóng bức có nhiều mùi hôi cũng có thể làm trẻ khó mà cảm thấy dễ chịu như ở nhà.

*Sự chuyên nghiệp của giáo viên trong việc tạo ra các hoạt động cho trẻ và làm trẻ hứng thú tham gia. Nghiên cứu của Gs. Lars-Erik Malmberg chỉ ra rằng: Trẻ đôi lúc có những biểu hiện không rõ ràng của hứng thú hoặc quan tâm. Có trẻ cũng không khóc/quấy nhưng chỉ ngồi im và không muốn hòa nhập. Nhưng, điều này cũng không có nghĩa là trẻ có hứng thú hay không. Các giáo viên chuyên nghiệp cần hiểu và nhận biết các dấu hiệu giúp trẻ tham gia hoặc ít nhất làm trẻ bớt stress. Giao tiếp xã hội với bạn bè hoặc cô giáo trong các hoạt động vui tươi và chủ động sẽ làm bé điều hòa những thay đổi do stress tốt hơn.

Những điều cha mẹ nên làm để chuẩn bị cho trẻ thời gian đầu hòa nhập thuận lợi

*Cha mẹ nên dành một vài dịp trước ngày đi học của trẻ để dẫn trẻ đến nhà trẻ/trường mẫu giáo tham gia 1 vài hoạt động trong lớp cùng cô giáo và các bạn khác, dĩ nhiên mẹ của bé nên ở bên bé trong các hoạt động này. Nhưng, vai trò của cô giáo là chính để khuyến khích bé. Các Hiệu trưởng/nhà quản lý nên tạo điều kiện cho trẻ và cha mẹ làm quen trước môi trường sau này trẻ sẽ đến.

*Đừng ngại cho trẻ mang theo 1 món đồ nào trẻ gắn bó và yêu thích ở nhà lên lớp. Bạn có thể nói chuyện với cô giáo về món đồ này của bé. Bạn hãy nhân cách hóa món đồ đó như 1 người bạn để trẻ cảm thấy dễ chịu khi đi học cùng bạn và cũng giúp bạn sau này nếu muốn trẻ bỏ/quên lại món đồ đó. Tôi cũng từng tư vấn 1 bà mẹ có trẻ luôn muốn mang gối của bé đi khắp nơi và đến trường. Việc nhân cách hóa, cái gối như 1 người bạn làm trẻ dễ settle với món vật này dễ hơn và hiện nay bé có thể bỏ được thói quen đó do mẹ được bảo rằng: Con đi học nhé, bạn gối muốn ở nhà.

*Dành thời gian kể chuyện cho bé nghe về bạn mới, hoạt động trong lớp, cô giáo là người như thế nào và dạy trẻ rằng cái nói Bye và gặp lại con sau.

*Dành thời gian tìm hiểu về hoạt động của lớp, sự chuyên nghiệp của giáo viên và định hướng phát triển giáo dục của nhà trường trước khi quyết định gửi con vào học vì môi trường học tập là yếu tố quan trọng giúp con bạn thích nghi tốt hơn.

*Khi bắt đầu những ngày đến trường, ngày đầu tiên và những ngày kế tiếp, bạn hãy dẫn bé đến trường, tạm biệt bằng cách nói bye và khuyến khích bé nói lại và nói với trẻ: mẹ sẽ đón/gặp con buổi chiều nhé. Cuối cùng, sau hồi chào tạm biệt, bạn bước đi nhanh và đừng ngó lại phía sau, đừng tạm biệt lần nữa. TS. Badanes, ĐH Denver đã cho biết: trẻ sẽ tự điều chỉnh hành vi tốt hơn khi sự vắng mặt của mẹ nhanh và không do dự. Điều này có vẻ làm khó các mẹ, nhưng thật sự là một việc làm tốt cho hành vi của trẻ phát triển.

(Nguồn: BS Anh Nguyen)

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto