MÁCH LẺO CHO MẸ

HOT: Mức hưởng chế độ BHXH thai sản tăng từ ngày 1/7/2017

07-06-2017, 4:41 pm     0 5270

Theo quy định mới, bắt đầu từ ngày 01/7/2017, các mẹ sẽ được hưởng mức trợ cấp thai sản mới. Cụ thể mức thai sản cho một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (nói gọn là trợ cấp thai sản) sẽ tăng hơn 7,4% so với mức hiện hành. Đây là mức tăng mới theo mức tăng lương cơ sở sẽ được áp dụng từ ngày 01/7/2017. Theo đó, Căn cứ vào Khoản 2 Điều 3 của Nghị định 47/2017/NĐ-CP, mức lương cơ sở sẽ từ 1.210.000 đồng/tháng lên thành 1.300.000 đồng/tháng.

Mức trợ cấp thai sản được quy định cụ thể trong Điều 38 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 38. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi - Luật bảo hiểm xã hội 2014

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con

Nếu mẹ nào chưa nắm rõ từng khoản mục quan trọng về quyền lợi của mình trong thời gian nghỉ thai sản tính từ năm 2017 thì xem thêm dưới đây nha:

Các điều khoản quy định hưởng chế độ thai sản năm 2017

1. Chế độ nghỉ thai sản dành cho bố


Lao động nam có tham gia Bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh cũng sẽ được hưởng chế độ thai sản từ 5 đến 14 ngày.

Quy định cụ thể như sau:

– Nghỉ 5 ngày làm việc: Nếu vợ sinh mổ
– Nghỉ 7 ngày làm việc: Nếu vợ sinh con dưới 32 tuần tuổi
– Nghỉ 10 ngày làm việc: Nếu vợ sinh đôi. Từ ca sinh 3 trở lên thì cứ mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc.
Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Lưu ý các mẹ nha: Thời gian nghỉ việc theo chế độ thai sản trong khoản này chỉ được tính trong vòng 30 ngày từ ngày vợ sinh con thôi nha!

2. Thai sản cho người mang thai hộ

Từ 1-1-2016, điểm mới trong Luật Bảo hiểm xã hội có sửa đổi quy định, người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sẩy thai, nạo hút, thai chết lưu, chế độ sinh con… Thời gian hưởng chế độ thai sản này sẽ được tính từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không được phép vượt quá 6 tháng.

Nếu từ ngày sinh đến thời điểm giao con chưa đủ 60 ngày hưởng chế độ thai sản thì người mang thai hộ vẫn tiếp tục được hưởng đủ cho đến hết 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trong đó, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

3. Chế độ thai sản sau sinh mà mẹ chết hoặc con chết

Nếu sau khi sinh con mà con chết, mẹ sẽ 4 tháng hưởng chế độ thai sản tính từ ngày sinh con nếu con dưới 2 tháng tuổi hoặc 2 tháng tính từ ngày con chết nếu con từ 2 tháng tuổi trở lên. Và thời gian hưởng chế độ thai sản trong trường hợp này chính là thời gian nghỉ thai sản còn lại của người mẹ.

Nếu mẹ không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản theo khoản trên khi sinh con thì cha, người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được phép nghỉ việc và hưởng chế độ thai sản đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha, người trực tiếp nuôi con không nghỉ việc thì ngoài tiền lương ra, còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.

Nếu chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

4. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

Thời gian hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sau thai sản được quy định là từ 5-10 ngày trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc (thay vì trong 1 năm như trước đây). Trường hợp người lao động có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày được quy định chung là bằng 30% mức lương cơ sở. Trước đó, tỷ lệ này trong quy định cũ là 25% lương cơ sở nếu nghĩ dưỡng sức, phục hồi tại gia đình, 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi tại cơ sở tập trung.

5. Chế độ sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu

Trong trường hợp sẩy thai, nạo hút thai hoặc thai chết lưu, lao động nữ được nghỉ 10 ngày nếu thai dưới 5 tuần tuổi, nghỉ 20 ngày nếu thai từ 5 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi, nghỉ 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi và nghỉ 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

6. Chế độ thai sản khi nhận con nuôi

Thời gian nghỉ thai sản khi nhận con nuôi được điều chỉnh, con đủ 4 tháng tuổi trở lên cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản quy định thì chỉ cha hoặc mẹ được nghỉ việc hưởng chế độ.

7. Đi làm trước hạn

Quy định mới trong năm 2017 về đi làm trước hạn tăng lên ít nhất 4 tháng. Nhưng mẹ nhớ luật mới quy định người nghỉ thai sản phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

Ngoài tiền lương nhận được từ những ngày làm việc, mẹ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ thai sản vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 6 tháng.

Hiểu hơn về điều kiện hưởng chế độ thai sản và chế độ thai sản năm 2017

Điều kiện hưởng chế độ thai sản

Trường hợp lao động nữ sinh con, mang thai hộ, nhờ mang thai hộ, nhận nuôi con nuôi thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hay nhận nuôi con nuôi thì được hưởng chế độ thai sản.

Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con mới được hưởng chế độ thai sản.

Lao động đủ điều kiện mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Luật Bảo hiểm xã hội còn bổ sung trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì khi vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần bằng 2 tháng lương cơ sở cho mỗi con.

Chế độ thai sản khi sinh con như thế nào?

– Mức trợ cấp thai sản: Hưởng 100% bình quân tiền lương hàng tháng của 6 tháng liền kề trước khi sinh. Ngoài ra, các mẹ còn được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi tương đương với mức 2 tháng lương tối thiểu chung cho mỗi bé.

– Thời gian nghỉ phép: Các mẹ được quyền nghỉ trước và sau thời gian sinh con 6 tháng. Nhưng thời gian nghỉ trước khi sinh không được phép vượt quá 2 tháng. Nếu đa thai, từ bé thứ 2 trở đi, mẹ sẽ được cộng thêm 1 tháng vào thời gian nghỉ. Trường hợp đặc biệt, nếu muốn được nghỉ thêm, mẹ có thể xin nghỉ phép nghỉ mà không được hưởng lương. Nếu có đủ sức khỏe làm việc trước thời gian nghỉ phép, mẹ vẫn nhận được trợ cấp thai sản theo quy định ngoài tiền lương cho những ngày làm việc của mình.

– Hỗ trợ sau khi sinh: Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ theo chế độ nghỉ thai sản, bạn có quyền xin nghỉ thêm để phục hồi sức khỏe, và được nhận 30% lương tối thiểu chung/ngày trong trường hợp nghỉ tại nhà, hoặc 40% lương tối thiểu chung/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Cụ thể ngày nghỉ như sau:

+ Nghỉ 5 ngày/ năm trong những trường hợp bình thường
+ Nghỉ tối đa 7 ngày/ năm trong trường hợp sinh mổ
+ Nghỉ tối đa 10 ngày/ năm trong trường hợp mang đa thai

HỆ THỐNG CỬA HÀNG TUTICARE
TRÊN TOÀN QUỐC
Tìm cửa hàng gần bạn nhất
x icon
Lựa chọn thành phố Bố Mẹ đang sống để được chính sách giá tốt nhất,
miễn phí vận chuyển & giao hàng nhanh chóng
Miền Bắc Miền Trung Miền Nam
goto